Thi thử TOEIC miễn phí, tư vấn lộ trình học TOEIC. Thi thử TOEIC và tư vấn tài liệu luyện thi TOEIC.

Kinh nghiệm tự học TOEIC ở nhà tốt nhất

 Để tự học toeic tại nhà đạt kết quả tốt nhất thiết các bạn cần phải có một lộ trình học tập cụ thể. Dưới đây sẽ chia sẻ cho các bạn cách tự học TOEIC tại nhà đạt kết quả tốt nhé! hi vọng sẽ giúp ích cho các bạn.

Xem thêm bài viết: 


Bước 1: Kiểm tra trình độ của bạn

Trước khi bắt đầu vào học tiếng Anh nói chung hay luyện thi TOEIC, IELTS... thì nhất định các bạn phải biết mình đang ở vị trí nào? Khi biết được rõ kiến thức hiện tại của mình các bạn mới có thể định hướng được cách học và biết mình học như thế nào? Hiện nay rất nhiều trung tâm tiếng Anh cho thi thử TOEIC online miễn phí hoặc bạn có thể thi thử trên các website để xác định được kiến thức tiếng Anh bạn được bao nhiêu điểm trên thang điểm 10.

Bước 2: Xây dựng lộ trình học cụ thể

Một lộ trình kế hoạch học cụ thể chắc chắn là điều không thể thiếu dành cho các bạn nào muốn tự học TOEIC. Nếu không có kế hoạch bạn sẽ không biết mình cần phải học những gì? học như thế nào? học kiến thức ở đâu?... mọi thứ sẽ rất mông lung nếu không có định hướng trước. Vì vậy, khi bạn xây dựng kế hoạch hãy chỉ rõ bạn những đầu mục bạn cần phải học, lên lịch thời gian học cụ thể và thật nghiêm túc thực hiện theo kế hoạch đó.

Nếu bản thân tự xây dựng lộ trình học sẽ không phải dễ nên các bạn tham khảo lộ trình học TOEIC online hiện nay trên mạng cũng khá nhiều. Hãy cân nhắc chọn cho mình lộ trình học tốt nhất nhé!

Bước 3: Học tài liệu phù hợp.

Muốn ôn thi TOEIC nhất định các cần phải có tài liệu luyện thi TOEIC chất lượng và phù hợp với bản thân. Tài liệu giống như kim chỉ nam dẫn đường cho cho chúng ta định hướng con đường học tốt nhất và có cho mình kiến thức tiếng Anh chuẩn cần cho ôn thi TOEIC chinh phục điểm cao.

Bước 4:  Thực hiện lộ trình đã đưa ra

Bạn đã có lộ trình học, có tài liệu học thì điều tiếp theo bạn cần làm đó là thực hiện lộ trình học đó. Hãy thực hiện theo đúng lộ trình bạn đã vạch ra, học tập một cách thực sự nghiêm túc. 
Trong quá trình học sẽ không tránh khỏi bạn cảm thấy nhàm chán và dễ nản, bỏ học giữa chừng tuy nhiên nếu vượt qua được thời gian khó khăn này bạn về sau học sẽ dễ dàng hơn và yêu thích tiếng Anh hơn.

Bước 5: Luyện thi TOEIC

 Qua bước cải thiện kiến thức nền tảng các bạn sẽ thay

Am hiểu về cấu trúc đề thi các bạn sẽ định hướng cho mình cách học kiến thức TOEIC cần thiết nào cho bản thân. Mỗi level bạn cần chọn những cuốn sách học TOEIC phù hợp để học nhé!

Hi vọng rằng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp các bạn có thể biết cách ôn thi TOEIC tại nhà và đạt kết quả cao như mong muốn nhé!

Mệnh đề quan hệ - Part 2



test toeic online free

học toeic ở đâu tốt

luyện thi toeic online miễn phí


1. Relative adverb (Trạng từ quan hệ)
Trạng từ quan hệ có thể được sử dụng thay cho một đại từ quan hệ và giới từ. Cách làm này sẽ làm cho câu dễ hiểu hơn.

This is the shop in which I bought my bike.

→ This is the shop where I bought my bike.

when (in/on which)  Đại diện cho cụm thời gian 
the day when I met her
ngày mà tôi gặp cô ấy

where (in/at which) Đại diện cho nơi chốn 
the place where I met her
nơi mà tôi gặp cô ấy

why (for which) Đại diện cho lí do
 the reason why I met her
lý do vì sao tôi gặp cô ấy


2. Phân loại mệnh đề quan hệ:
– MĐQH xác định: là thành phần cơ bản trong câu, không thể thiếu, không thể bỏ đi được.

The book is interesting. The book is on the table.

–> The book which is on the table is interesting.

Quyển sách ở trên bàn rất thú vị.

– MĐQH không xác định: là mệnh đề cung cấp thêm thông tin, là thành phần không cơ bản, có thể bỏ đi được.

Nam’s book is interesting. It is on the table.

–> Nam’s book, which is on the table, is interesting.

Cuốn sách của Nam, cuốn mà đang ở trên bàn, rất thú vị.

Dấu hiệu nhận biết mệnh đề quan hệ không xác định:

– dùng sau tên riêng

– với các danh từ theo sau this, that, these, those

– sau tính từ sở hữu

3. Rút gọn mệnh đề quan hệ:
* Mệnh đề quan hệ rút gọn với phân từ

The girl who is sitting next to Nam is my sister = The girl sitting to Nam is my sister

(Cô gái đang đứng cạnh Nam là chị của tôi)

The car which is left on the street is broken. = The car left on the street is broken.

(Chiếc xe bị bỏ lại trên đường đã bị hỏng)

He is the last man who left the ship = He is the last man to leave the ship.

(Anh ấy là người cuối cùng rời khỏi tàu)

Mệnh đề quan hệ - Part 1



Mệnh đề là một phần của câu. Mệnh đề quan hệ (hay Mệnh đề tính từ) cho chúng ta biết người hay vật nào mà ta muốn ám chỉ.

Mệnh đề quan hệ có thể được thành lập bằng cách dùng đại từ quan hệ, trạng từ quan hệ, giới từ….

1. Định nghĩa mệnh đề quan hệ:

Mệnh đề quan hệ dùng để giải thích rõ hơn về danh từ đứng trước nó.

Xét ví dụ sau:

The man who is standing over there is Mr. Long.

Người đàn ông đang đứng ở kia là ông Long.

Trong câu này phần được viết chữ nghiêng được gọi là một relative clause, nó đứng sau “the man” và dùng để xác định danh từ đó.

Nếu bỏ mệnh đề này ra chúng ta vẫn có một câu hoàn chỉnh:

The man is Mr.Long.

2. Đại từ quan hệ và trạng từ quan hệ:

who: Làm chủ ngữ, đại diện ngôi người

That is the girl who I told you about.



Kia là cô gái mà tôi đã kể với anh.

which: Làm chủ ngữ hoặc tân ngữ, đại diện ngôi đồ vật, động vậtBổ sung cho cả câu đứng trước nó
Ex: The hat which is red is mine.



Chiếc mũ màu đỏ là của tôi.

He couldn’t read which surprised me.

Việc họ không biết đọc đã làm tôi ngạc nhiên.

whose: Chỉ sở hữu cho người và vật

Ex: The boy whose bicycle you borrowed yesterday is Tom.
Cậu bé mà có chiếc xe đạp bạn đã mượn hôm qua là Tom.

whom: Đại diện cho tân ngữ chỉ người

Ex: The woman whom you saw yesterday is my mother.



Người phụ nữ bạn thấy hôm qua là mẹ tôi.

that: Đại diện cho chủ ngữ chỉ người hoặc vật, hay cả người lẫn vật, đặc biệt trong mệnh đề quan hệ xác định (who, which vẫn có thê sử dụng được)

Ex: I don’t like the table that stands in the kitchen.



Tôi không thích cái bàn ở trong phòng bếp.




Đọc thêm:

tiếng anh giao tiếp

hoc tieng anh giao tiep online

giao tiep tieng anh

Tổng hợp những bí kíp hay giúp bạn tự tin trong Speaking

Trong quá trình luyện thi IELTS speaking bạn muốn mình có thể tự tin nói tiếng Anh với giám khảo, bạn cũng cần có khoảng thời gian nhất định để luyện tập hằng ngày mới có thể tiến bộ được. Dưới đây sẽ chia sẻ cho các những kinh nghiệm mà nhất định các bạn cần phải biết khi luyện thi speaking


1. Khi luyện nói tiếng Anh bạn muốn thành công trước hết bạn cần phải chăm chỉ đầu tiên, hãy thường xuyên luyện tập mỗi ngày để giúp bạn rèn luyện kỹ năng tiếng Anh tốt nhất, hãy cố gắng tìm kiếm cho mình đối tác để nói tiếng sẽ nhanh tiến bộ.

2. Bạn hãy nhớ thi IELTS speaking là bạn nói tiếng Anh vì vậy hãy tập trung thể hiện trình độ tiếng Anh giao tiếp bạn, nói phải lưu loát và thật sự tự nhiên. Nôi dung bạn không phải có phô trương những từ khó mới thể hiện rằng bạn giỏi tiếng Anh.

3. Xem giám khảo là một người bạn. Điều này giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn trong việc thể hiện quan điểm của mình. Phần nói của bạn cũng trở nên tự nhiên, trôi chảy hơn.

4. Tránh lặp lại các từ vựng đã được sử dụng trong câu hỏi. Vốn từ vựng phong phú là một trong những cách hiệu quả để gây ấn tượng tốt với giám khảo.

5. Nói nhanh tiếng Anh không phải là tốt đâu nhé! Quan trọng bạn nói tiếng Anh với tốc độ vừa phải, chú ý hết sức ngữ điệu và nhịp điệu ngắt nghỉ. Nếu bạn nói quá nhanh giám khảo vừa khó nghe được những gì bạn đang nói và bạn còn dễ mắc phải lỗi, yên tâm dù bạn nói nhanh đến mấy giám khảo vẫn biết bạn đang nói sai ở đâu.

6. Trả lời câu hỏi một cách chi tiết. Bạn không nên kết thúc câu trả lời của mình ở việc đơn thuần nói "Yes" hay "No". Thay vào đó, hãy cố gắng đi vào chi tiết câu trả lời, đưa ra ví dụ minh họa. Điều này cho thấy bạn có khả năng nói trong thời gian dài, thay đổi chủ đề linh hoạt.

Để đạt những điểm speaking 7.0+ thì nhất quyết các bạn cần phải chú ý tới ngữ pháp trong khi nói tiếng Anh của mình, hãy chắc chắn với các cụm từ, cấu trúc ngữ pháp bạn sử dụng đúng thì dùng đến còn nếu bạn nói sai thì chắc chắn rồi bạn sẽ bị trừ điểm.

Cực kỳ lưu ý tới những từ bạn dễ phát âm nhầm lẫn, bạn hãy ghi chúng ra vở note riêng học để chắc chắn bạn sẽ không phát âm sai, đặc biệt những cặp số rất dễ bị nhầm hay những cặp từ có cách phát âm gần giống nhau.

 Đối với IELTS speaking thì từ vựng, cụm từ bạn sử dụng sẽ rất quan trọng để bạn đạt điểm cao, tuy nhiên nếu bạn không chắc chắn về một từ khó mình muốn dùng thì hãy sử dụng từ đơn giản thay thế sẽ là tốt nhất. Dù bạn có dùng thật nhiều từ vựng khó để thể hiện vốn từ vựng của bản thân nhưng sự tự nhiên trong cuộc nói chuyện của bạn mới là điều quan trọng và đừng làm mất đi sự tự nhiên đó.

 Lời khuyên cuối cùng dành cho các bạn đó là khi nói chuyện với giám khảo bạn hãy thoải mái vui vẻ và tươi cười với giám khảo, thể hiện body language của bản thân trong việc trả lời các câu hỏi, đây chính là vũ khí quan trọng để bạn lấy lòng được vị giám khảo khó tính.

 Mong rằng kinh nghiệm ôn thi và thi IELTS Speaking của mình sẽ đem đến cho các bạn thêm kiến thức cần thiết để bạn chuẩn bị cho phần thi speaking đạt điểm cao nhất như mong muốn.

Phân biệt từ đồng nghĩa trong tiếng Anh



Cũng là "bắt đầu", nhưng không phải lúc nào cũng dùng từ "start", thay vào đó nên dùng "begin".
Trong quá trình học tiếng Anh, đôi khi các bạn gặp phải những từ khác nhau trong tiếng Anh nhưng lại có nghĩa tương đương nhau trong tiếng Việt. Những từ này làm bạn thấy khó khăn không biết trường hợp sử dụng của chúng sao cho đúng và thể hiện hết ý mình muốn diễn đạt? Bài viết dưới đây giúp bạn xác định rõ nghĩa và một số ví dụ về cách sử dụng của một số từ.

1. Start vs Begin (bắt đầu, khởi đầu một sự vật- sự việc nào đó)
- Start: được sử dụng cho các loại động cơ và xe cộ. Không dùng "begin" trong những trường hợp này. E.g. It was a cold morning and I could not start my car (Sáng hôm đó trời lạnh quá nên tớ không sao nổ máy được).
- Begin: thường xuất hiện trong các tình huống trang trọng và trừu tượng hơn E.g. Before the universe began, time and place did not exist (Trước buổi sơ khai của vũ trụ, không gian và thời gian chưa hề tồn tại).
2. End vs Finish (kết thúc, chấm dứt việc gì đó)
- End: với ý nghĩa quyết định ngừng/ chấm dứt cái gì đó E.g. Theyended their relationship a year ago (Họ đã chấm dứt mối quan hệ cách đây một năm rồi).
- Finish: có thể mang ý nghĩa "hoàn thành". E.g. I haven't finished my homework yet (Tớ vẫn chưa làm xong bài tập về nhà).
3. Grow vs Raise (tăng, làm tăng thêm cái gì đó)
- Grow: thường xuất hiện với cây trồng, thực vật. E.g. In the south, the farmers grow crops (Nông dân miền Nam sống bằng nghề trồng cấy).
- Raise: thường đi với động vật và trẻ con. E.g. In the north, the farmers mostly raise cattle (Ở miền Bắc, nông dân chủ yếu sống bằng nghề chăn nuôi gia súc).
4. Clever, Smart vs Intelligent: (thông minh- nhưng sắc thái khác nhau)
- Intelligent là từ mang đúng nghĩa thông minh nhất. Intelligent đồng nghĩa với brainy, dùng để chỉ người có trí tuệ, tư duy nhanh nhạy và có suy nghĩ logic hoặc để chỉ những sự vật, sự việc xuất sắc, là kết quả của quá trình suy nghĩ.
· Her answer showed her to be an intelligent young woman (Câu trả lời của cô ấy cho thấy cô ấy là một cô gái thông minh).
· What an intelligent question! (Đó là một câu hỏi thông minh đấy!)
- Smart là một tính từ có rất nhiều nghĩa, trong đó cũng có ý nghĩa gần gống với intelligent. Tuy nhiên, intelligent chỉ khả năng phân tích, giải quyết vấn đề một cách khoa học và hiệu quả, còn smart lại chỉ sự nắm bắt nhanh nhạy tình hình hoặc diễn biến đang xảy ra.
· The intelligent math students excelled in calculus (Những học sinh giỏi toán học môn tích phân trội hơn những học sinh khác).
· He found an intelligent solution to this problem (Anh ấy đã tìm ra một giải pháp hợp lý cho vấn đề này).
· Smart lawyers can effectively manipulate juries (Những luật sư giỏi có thể tác động lên cả hội đồng xét xử).
· That was a smart career move. (Đó là một quyết định nhảy việc sáng suốt).
Với nghĩa thông minh, smart còn được dùng với những vũ khí có khả năng tự định vị mục tiêu hoặc được điều khiển bằng máy tính như smart weapon, smart bomb. Ngoài ra, smart còn được dùng để chỉ diện mạo bên ngoài, thường là chỉ cách ăn mặc của một người. Trong trường hợp này, smart mang nghĩa là sáng sủa, gọn gàng, hay thời trang.
· You look very smart in that suit (Cậu mặc bộ vest đó trông bảnh lắm!)
· They are having lunch in a smart restaurant (Họ đang ăn trưa ở một nhà hàng sang trọng).
- Clever lại chỉ sự lanh lợi hoặc khôn ngoan.
· As a child, she was a clever girl (Ngay từ bé, nó đã là một cô bé lanh lợi).
· She is clever to get what she wants (Cô ấy đã đạt được những gì mình muốn một cách khôn ngoan).
Tuy nhiên, clever thường được dùng với nghĩa lành nghề, khéo léo. Trong trường hợp này, clever đồng nghĩa với skillful.
· He is clever with his hands (Anh ấy rất khéo tay).
· The factory needs clever workers (Nhà máy cần những công nhân lành nghề).

10 Bí quyết học từ vựng tiếng anh HIỆU QUẢ NHẤT

1. Đọc thật nhiều bài đọc TOEIC để nhớ mặt chữ

Hầu hết những từ mới được học từ những bài đọc. Bạn càng gặp nhiều từ mới, bạn càng có thể học được nhiều. Trong lúc đó, hãy chú ý tới những từ bạn chưa biết. Đầu tiên cố gắng hình dung ra nghĩa của chúng từ trong ngữ cảnh. Sau đó mới tra từ điển.
Đọc và nghe nhiều loại tài liệu khác nhau để có cơ hội gặp được nhiều từ mới hơn.

2. Nhớ từ vựng bằng cách đọc theo ngữ cảnh

Các nghiên cứu chỉ ra rằng hầu hết các từ mới được học từ ngữ cảnh. Để tăng cường kỹ năng đọc ngữ cảnh, hãy chú ý tới các từ được sử dụng như thế nào.  Làm các bài tập luyện thi Toeic về từ vựng thường xuyên.

3. Học từ vừng mỗi ngày để tạo thành một thói quen

Việc học từ mới sẽ chẳng có tác dụng gì nhiều nếu bạn quên chúng một cách nhanh chóng. Các nghiên cứu chỉ ra rằng phải mất tới 20 lần lặp đi lặp lại một từ mới giúp bạn ghi nhớ chúng. Hãy thử viết chúng ra dưới dạng từ điển hoặc viết trong một câu nào đó ra sổ, điện thoại, sticky note… để có thể xem lại. Mỗi khi học được từ mới, hãy cố gắng sử dụng chúng. Xem lại các cuốn sổ lưu từ mới một cách thường xuyên để đảm bảo rằng bạn không quên những từ đã học.

4. Kết hợp từ vựng này với từ vựng khác khi học

Hãy đọc to để tăng cường khả năng nhớ từ vựng của bạn. Kết hợp từ mới với những từ khác bạn đã học. Ví dụ từ GARGANTUAN (rất lớn) có nghĩa tương tự với những từ khác như gigantic, huge, large. Bạn có thể tạo chuỗi sắp xếp như small, medium, large, very large, GARGANTUAN. Liệt kê một loạt những thứ liên quan tới từ này như Godzilla, mụ đàn bà béo trong rạp xiếc, cái mụn to trên mũi của bạn…

5. Sử dụng những ký hiệu gợi nhớ khi học từ vựng

Ví dụ bạn học từ EGREGIOUS (cực kỳ tồi tệ). Hãy ghi nhớ chúng như là EGG REACH US, tưởng tượng rằng ai đó cư xử rất tệ khi ném trứng vào bạn và một quả trứng (EGG) thối đã dính (REACH) vào chúng ta (US). Những câu giàu hình ảnh hài hước như vậy sẽ giúp bạn nhớ nghĩa của chúng hơn. Hãy tìm những cách học nào bạn cảm thấy thú vị nhất, mỗi người có cách học phù hợp khác nhau.

6. Tạo thói quen tìm và học từ vựng mới trong các bài đọc TOEIC

Nếu bạn có một cuốn kim từ điển, hay luôn bật chúng. Sử dụng các từ điển của American Online và các dịch vụ khác trên internet như là một nguồn tham khảo quý giá trên thanh công cụ của trình duyệt. Sử dụng chúng để tìm kiếm những từ bạn chắc chắn là không biết nghĩa.

7. Chơi với những từ vựng

Hãy chơi các trò chơi liên quan tới từ vựng tiếng anh như các thẻ flashcard, ô chữ… Những trò này có trên mạng rất nhiều do đó bạn không cần phải tìm người chơi cùng 

8. Dùng các danh sách từ vựng

Đối với sinh viên, có rất nhiều tài liệu tập trung vào những từ thường xuất hiện trong các giáo trình hay bài thi như SAT, GRE. Những từ khác cũng xuất hiện rất nhiều trên Internet ở các website, sẽ gửi những từ mới tới bạn hàng ngày.

9. Làm các bài kiểm tra từ vựng

Chơi trò chơi, ví dụ kiểm tra kiến thức, trên các website sẽ giúp bạn học các từ mới luôn một thể. Các tài liệu offline khác như sát luyện thi SAT (chúng tôi khuyến nghị dùng “10 Real SATs” của ETS) và cuốn Reader’s Digest Wordpower. Các bạn có thể tìm chúng trên Amazon hoặc các hiệu sách địa phương.

10. Cảm thấy thú vị với từ mới

Học cách nói những gì bạn muốn và khám phá sự thú vị của việc có khả năng viết ra những gì bạn muốn. Tương lai của bạn phụ thuộc vào vốn từ vựng của bạn. Một vốn từ vựng tốt sẽ làm bạn trở nên khác biệt đối với mỗi bài kiểm tra như SAT hay GRE, cái quyết định bạn có thể đi học tiếp hay không. Hãy xây dựng vốn từ vựng một cách lâu dài. Hãy nhớ rằng: Tất cả bắt đầu với từ vựng. Mọi thứ sẽ không tồn tại cho tới khi bạn biết từ đó. Hãy học chúng và điều này sẽ giúp bạn trở nên giàu có hơn.

Có thể bạn quan tâm:

7 điều cần tránh khi học tiếng Anh tốt nhất

Tiếng Anh là ngôn ngữ Quốc tế được sử dụng phổ biến trên toàn quốc trong đó có cả Việt Nam, đây là điều kiện đầu vào của các khoá học trung học, đại học hay sau đại học. Nếu một người sở hữu kỹ năng tiếng Anh giao tiếp tốt có thể tự tin apply vào công ty nước ngoài có mức lương tốt, hay bạn có cơ hội đi du học mở mang kiến thức.


1.    Dấu “dốt”

 Đừng bao giờ sợ người khác biết điểm yếu của bạn là gì? đặc biệt là trong tiếng anh. điều đó luôn khiến bản thân bạn không bao giờ học hỏi rèn luyện về kỹ năng bạn đang yếu. Ví dụ bạn kém phần nói: hãy trình bày với cô giáo hoặc bạn bè học cùng để mọi người giúp bạn và bổ trợ thêm cho bạn kỹ năng này.

Học tiếng Anh cần thiết như vậy, thì nhất định các bạn phải học cho bản thân và mình chia sẻ đến các bạn những lưu ý bạn nên tránh khi học nhé

2.    Ép nói:

Các bạn thường hay cố tính ép nói ra như vậy rất dễ phát âm sai. Hãy tập trung chú ý lắng nghe thật kỹ và nói ra một cách tự nhiên, thoải mái giống người bản xứ như vậy giúp bạn nói tiếng anh không bị gò bó.

3. Bạn chỉ học sách giáo khoa:

Hãy hạn chế chú trọng quá nhiều về đống sách giáo khoa tiếng anh trên bàn. Bạn có thể tìm kiếm nhiều tài liệu online hay, hoặc học cùng bạn bè là tốt nhất.

 4. Học tại trung tâm đào tạo tiếng Anh chất lượng kém 

Mỗi trung tâm sẽ chuyên về đạo tạo tiếng anh ví dụ như chuyên về tiếng anh giao tiếp, toeic, ielts... vì vậy bạn không nên chọn trung tâm giỏi về toeic nổi tiếng mà lại học tiếng anh giao tiếp.

5.    Thích học thì học không thích thì thôi.

Đây là điều rất quan trọng nếu các bạn nào muốn ôn thi tiếng anh là hãy bỏ ngay suy nghĩ chỉ học tiếng Anh khi có hứng. Bạn cần phân bổ thời gian học đều đặn trong ngày, ngày nào cũng phải học tập, chia thời gian hợp lý cho phù hợp với từng khung giờ để bạn có thể học đủ các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết.

6.    Không xấu hổ
Nhiều bạn muốn được học tiếng anh nhưng lại xấu hổ. Kỹ năng nói tiếng Anh là một trong các kỹ năng thi ielts cho nên đây là một kỹ năng bắt buộc các bạn phải học. Bạn nên bỏ suy nghĩ sợ phát âm sai, sợ bị mọi người chê cười

7. Luôn có cái nhìn không khả quan về trình độ tiếng anh của mình:

Sự quyết tâm học tiếng anh của bạn sẽ luôn bị chính suy nghĩ tiêu cực trọng đầu bạn đó là sợ mình không học được tiếng anh. Bạn hãy cứ thoải mái học tiếng Anh với sự quyết tâm 100% chắc chắn bạn sẽ làm được.

Có bao nhiêu kiểu cười trong tiếng anh

Chúng ta cười mỗi ngày và có vô vàn hình thức khác nhau của các kiểu cười. Trong tiếng Anh cũng có những từ để diễn tả những hành động, trạng thái này của chúng ta trong các cuộc 


1. Bạn cười kiểu gì ?

Trong các trường hợp giao tiếp hang ngày sẽ có vô số những hoàn cảnh khiến ta cười. Cùng tìm hiểu 20 từ vựng về nụ cười dưới đây các bạn nhé.



Smile /smail/ (V) mỉm cười . Đây dường như là từ nói về nụ cười mà chúng ta quen thuộc nhất
Chuckle /ˈtʃʌkl/ (v): cười thầm, cười lặng lẽ, như có điều gì bí mật hay ho.
- Giggle /ˈɡɪɡl/ (v): cười khúc khích, cười thành tiếng nhỏ, đáng yêu.
Chortle /ˈtʃɔːrtl/ (v): cười như nắc nẻ, thường khi được nghe, trải nghiệm một sự vật, sự việc hài hước.
Laugh /læf/ (v): cười to, bật cười thể hiện sự vui vẻ hạnh phúc.
Sneer /snɪr/ (v): cười nhếch mép, cười khinh bỉ trước sự việc hay ai đó mà bản thân không hài lòng.
Mock /mɑːk/ (v): cười chế giễu, cười nhạo báng trước hoàn cảnh hoặc sự việc không vui, không may mắn của ai đó.
Guffaw /gʌ’fɔ:/ cười hô hố, cười to thành tiếng, không dữ phép lịch sự
Crow /krou/ cười hả hê, thể hiện sự thỏa mãn của bản thân.
Horselaugh /’hɔ:slɑ:f/ cười hi hí, âm thanh phát ra không mấy dễ chịu.
Cachinnate /’kækineit/ cười rộ, cười vang rất sảng khoái.
(Be) in stitches /bi: in stitʃis/ cười không kiềm chế nổi trước một sự việc không kiềm chế nổi
Break up/crack up /breik ʌp/ kræk ʌp/ cười nức nở
Belly-laugh /’beli lɑ:f/ cười đau cả bụng
Jeer /dʤiə/ cười nhạo sự vật, sự việc hay ai đó 
Scoff /skɔf/ cười nhả cợt, không thật lòng
Snicker/snigger /’snikə/’snigə/ cười khẩy, thể hiện sự thiếu tôn trọng
Split (one’s) c/split/ /said/ cười vỡ bụng, trước sự việc quá hài hước
Twitter /’twitə/ cười líu ríu, như không dám để ai biết.
Titter ['titə] : cười khúc khích, phát ra âm thanh vui vẻ, đáng yêu.

2.”idiom “ về nụ cười.

Ngoài những từ vựng đơn thuần, bạn còn có thể sử dụng những thành ngữ trong tiếng Anh phổ thông để biểu hiện nụ cười của chính bạn hay ai đó.
- Burst into laughter: (to begin to produce a lot of laughter ) cười một cách chế nhạo và mỉa mai ai đó hay sự việc gì đó.
-  A belly laugh: (a loud laugh which cannot be controlled.) cười lớn mà không kiểm soát được.
A belly laugh

Be a laugh a minute (informal): (to be very funny and entertaining.) có gì đó rất hài hước và thú vị.
Laugh your head off: (to laugh very much and very loudly) cười rất nhiều và to.
 - (Not) a bundle of laughs: (to (not) be entertaining or enjoyable.) thú vị, được giải trí.

Một số cụm từ gây hoang mang trong tiếng Anh giao tiếp.

Bạn đã bảo giờ gặp trường hợp nghe được hết những từ mà người khác nói trong giao tiếp tiếng Anh nhưng lại cảm thấy bối rối vì không biết họ đang nói gì? Nguyên nhân xảy ra từ việc chúng ta không hiểu được những cụm từ đặc biệt mà người bản xứ dùng để diễn tả một sự vật sự việc, đôi khi tưởng chừng như không hề liên quan đến nghĩa của các từ đơn lẻ trong cụm.


1.Make up one’s mind :


Ý nghĩa cách sử dụng  :Đưa ra quyết định nhanh chóng.
Giải thích :Chúng ta sẽ dùng cụm từ này nếu muốn thôi thúc ai đó đưa ra quyết định nhanh chóng.Có một ý nghĩa nữa mà chúng ta ít dùng hơn đó là yêu cầu ai đó nhanh chóng hoàn thành công việc, không để chậm trễ.
 Ví dụ : 
“ We don’t got all day, make up your mind “
“Both of them look really good. I can’t make up my mind”

2.Go Dutch :




Ý nghĩa cách sử dụng  : Không chỉ đơn giản là "đi Hà Lan", nó còn có nghĩa là hãy tự chi trả cho khoản chi tiêu của mình trong các buổi hẹn hò hay đơn giản là đi chung với ai đó
Giải thích : Vẫn chưa có ai có thể nêu rõ nguồn gốc ý nghĩa của cụm từ này. Có nhiều ý kiến đề cập đến đặc điểm về những cánh cửa có 2 nửa bằng nhau ở đất nước Hà Lan, hoặc cũng có thể liên quan đến cuộc chiến tranh giữa Anh và Hà Lan vào khoảng thế kỉ 17. 
Ví dụ  : 
“You don’t have to pay for me, Let’s go Ducth today”
“T actually prefer going Dutch because I don’t want to feel indebt to anyone”

3. Bored to death  :


Ý nghĩa cách sử dụng  : Diễn tả sự Buồn chán một mức cực điểm 
 Giải thích Cái chết là điều vô cùng tồi tệ và việc bạn sử dụng nó để so sánh chứng tỏ bạn đang ở mức buồn chán đỉnh điểm.
Ví dụ : 
“ I have nothibg to do. I’m bored to death”
“Would you rather be super busy or bored to death”

4. You’ve got tobe kidding :


Ý nghĩa cách sử dụng  : Cụm từ này được sử dụng khi mà bạn cảm thấy quá bất ngờ khi một sự việc vô lí đã hoặc đang diễn ra.
Giải thích : Bạn đang nói giỡn đúng không ?Đây như là câu cảm thán khi một người thấy sự việc xảy ra thì quá là khác so với dự kiến, theo một chiều hướng nào đí thì vô lí và lố bịch.
Ví dụ  : 
“- Hey Jared, Mom told me to tell you that you shouldn’t stay out too late.
- You’ve got tobe kidding me. I’m 30 years old “

5.Sick and Tired


Ý nghĩa cách sử dụng  : Câu này thì được sử dụng khi mà bạn đã quá chán ngấy một việc gì đó do bạn đã thực hiện điều đó quá nhiều lần hoặc chứng kiến quá nhiều lần.
Giải thích : “I’m sick of it” hoặc “I’m tired of it” , 2 câu nói mang tính tiêu cực mà chúng ta thường dùng khi diễn tả tâm trạng tồi tệ của mình.Khi mà bạn cảm thấy phát ôm lên nếu phải thực hiện một việc nào đó thêm 1 lần nữa.
Ví dụ  :
“ I’m sick and tired of eating the same thing for lunch everyday”
“ I’m getting sick and tired of this song. They play it way too often at this club”

6.Feel blue


Ý nghĩa, cách sử dụng  : Cum trên thì có nghĩa là ai đó đang cảm thấy buồn bã.
Giải thích :Trong quan điểm trước đây thì màu xanh da trời theo một cách nào đó đang biểu thị cho những cơn mưa.Và nguồn gốc của những cơn mưa này đó chính là sự buồn bã của thần Zeus.
Ví dụ : 
“ what a gloomy day. It makes me feel blue”
“Whenever I feel Blue, I like to listen to upbeat music”

7.Fender bender


Ý nghĩa : một tai nạn xe hơi nhỏ.
Giải thích : Phần thân xe mà nằm ngay phía trên lốp xe sẽ được gọi là “ fender” Bắt nguồn từ trạng thái uốn cong, “bender” cũng được hiểu theo nghĩa như bị méo đi Một phần nhỏ không đang kể trên phần mui xe và trạng thái hơi bị méo và uốn cong.Khi cụm này xuất hiện, chúng ta sẽ nghĩ ngay đến một tai nạn xe hơi nhỏ mà hậu quả của nó chỉ là bị xước xát hoặc méo mó.
Ví dụ :
“I got into a small accident. It was just a Fenderbender”
“I can’t belive the damage is going to cost me 800 bucks. It was a fender bender”

8.Get foot in the door


Ý nghĩa, cách dùng : thường sử dụng khi nói về việc đi qua các bước đầu tiên của quá trình. Thường được sử dụng khi đề cập đến một vị trí quan trọng mà cuối cùng sẽ dẫn đến cơ hội tốt hơn.
Giải thích : Việc cố gắng để đến được tầng thứ 10 thì không có ý nghĩa nếu thậm chí không thể thông qua cửa đầu tiên.Cụm trên nhằm nhắc nhở tầm quan trọng của việc hoàn thành những bước đầu tiên của một quá trình.Qua đây chúng ta cúng có thể nhận thấy tinh thần lạc quan của đối tượng được nói đến.
Ví dụ :
“It’s not a great positision, but at least my foot is in the door”
“I need to find a way to get My foot in the door”


9.Couch potato

Ý nghĩa, cách sử dụng :Nhắc nhở ai đó xem tivi quá nhiều.
Giải thích : Điều này thì bắt nguồn từ thói quen của nhiều người phương Tây  Đặc điểm của người phương Tây là có thói quen  họ thích ngồi trên “couch” và ăn “potato” khi maf xem ti vi.
Ví dụ :
“My husband is a couch potato. He sít in front of the TV all day long”
“ You hae a huge belly because you’re a couch potato”

Kinh nghiệm luyện nghe tiếng Anh cho người bắt đầu


Muốn luyện nghe tiếng Anh hiệu quả thành công thì nhất định các bạn cần phải tránh một số sai lầm mà bạn dễ mắc phải khiến bạn học như mà lại không hiệu quả. Dưới đây là những chia sẻ mà mình dành cho những ai mới bắt đầu luyện nghe cần phải điều chỉnh và đúng ngay từ những bước đầu.

 Chúng ta sẽ bắt đầu vào bài học hôm nay với những lứu mà nhất định các bạn cần biết.

Thời gian nghe mỗi ngày

Muốn nghe tiếng Anh hiệu quả nhất định các bạn cần phải luyện nghe hằng ngày. Vậy luyện nghe như thế nào cho hiệu quả? thời gian tốt nhất là bao lâu? Đối với mỗi sẽ chọn cho mình thời gian nghe có người nghĩ 30 phút là hiệu quả có người luyện nghe 8 - 10 tiếng mỗi ngày. Thực sự nếu bạn nghe với thời gian chưa đủ ngấm sẽ không đạt kết quả tốt, nhưng nghe nhiều khiến bạn bội thực

việc nghe tiếng Anh quan trọng là bạn phải biết làm sao phân bổ được lượng thời gian nghe tiếng Anh của mình cho hợp lý. Ví dụ như bạn dành thời gian nghe khoảng 3 - 4 tiếng mỗi ngày thì chia đều sáng, trưa tối, điều này rất tốt cho trí não được ghi nhớ và nhắc nhở thường xuyên.

Nên nghe tiếng Anh khoảng bao lâu?

Không phải chỉ 1 tuần, 2 tuần hay 1 tháng luyện nghe tiếng Anh bạn nghĩ rằng mình sẽ giỏi mà bạn thấy mình chưa tiến bộ được mấy thì dễ nản. THực chất việc luyện nghe tiếng Anh như này mới đang chỉ ở giai đoạn bắt đầu để bạn có thể làm quen và luyện tập với tiếng Anh.

KHi nghe tiếng ANh bạn hãy cho mình thời gian ít nhất 2 tháng liên tiếp luyện nghe tiếng Anh thì bạn mới có thể thấy được trình độ nghe của bản thân được cải thiện, tuy nhiên không có nghĩa là sau 2 tháng bạn đã có thể nghe hiểu, ít nhất 6 tháng là thời gian luyện nghe tiếng Anh bạn mới có thể nghe được khoảng 70 - 80% nội dung bài nghe.

Bổ sung vốn từ vựng cho mình

Đừng bao giờ nghĩ việc luyện nghe tiếng Anh của bạn chỉ dừng ở việc bạn cứ nghe nghe và nghe tiếng Anh. Bạn cần phải học thêm từ vựng tiếng Anh, đây là yếu tố cực kỳ quan trọng giúp cho bạn có thể tăng vốn từ vựng và hiểu được nội dung nghe tiếng Anh nhanh chính xác nhất.

Nghe nhiều lần 1 bài nghe

Bạn không có trình độ tiếng ANh giỏi, chỉ nghe 1 lần là đã biết nội dung bài nghe, do đó nhất định các bạn cần phải nghe bài nghe nhiều lần thì bạn mới nắm được ý chính bài nghe đang nói về điều gì? Chỉ nên chọn bài nghe ngắn và nghe bài dễ trước sau đó tăng dần độ khó bài nghe lên.

Nghe tiếng Anh nội dung gì?

Việc chọn nội dung nghe tiếng Anh cực kỳ quan trọng, bạn đừng bao giờ nghĩ rằng mình chọn bừa bài nghe tiếng Anh là được rồi luyện nghe. Không nên thế, điều đó càng làm bạn nghe dễ bị nản lắm!

Đối với mình, luyện nghe tiếng Anh cũng giống như thưởng thức một món ăn, mình sẽ chọn những gì mình thích mình quan tâm. Giả sử mình thích về thời gian cho nên những bài nghe, bài báo hay video về thời trang luôn khiến mình kích thích và tò mò lắng nghe cũng như tìm hiểu. Vì vậy các bạn cũng nên chọn cho mình những gì nghe liên quan đến sở thích của bạn.

Không nghe tiếng Anh thụ động quá lâu

Khi luyện nghe tiếng Anh chắc hẳn thầy cô và bạn bè bạn đều chia sẻ rằng bạn nên nghe nhiều tiếng Anh theo hình thức thu động. Điều này là đúng nhưng các bạn không nên nghe thụ động quá lâu, muốn nghe tiếng Anh cần tiến bộ thì nhất định phải nghe nghe theo phương pháp để nâng cao kỹ năng nghe hiểu mới đạt kết quả tốt và giúp bạn không mất nhiều thời gian.

Hi vọng với những chia sẻ trên đây hi vọng sẽ giúp cho các bạn luyện nghe tiếng Anh đạt kết quả tốt nhất như mong muốn.