Thi thử TOEIC miễn phí, tư vấn lộ trình học TOEIC. Thi thử TOEIC và tư vấn tài liệu luyện thi TOEIC.

10 ĐIỂM KHÁC NHAU GIỮA “IF” VÀ “WHETHER”

10 ĐIỂM KHÁC NHAU GIỮA “IF” VÀ “WHETHER”

1. Dẫn câu phụ chủ ngữ không dùng “if” .
Whether we go there is not decided.
Việc chúng tôi có đi đến đó hay không vẫn chưa được quyết định.
2. Dẫn câu phụ bổ ngữ (biểu ngữ) không dùng “if” .
The question is whether we can get there on time.
Câu hỏi được đặt ra là liệu chúng tôi có đến nơi kịp giờ không.
3. Dẫn câu phụ đồng vị không dùng “if” .
He asked me the question whether the work was worth doing.
Anh ấy hỏi tôi việc đó có đáng để làm không.
4. Dẫn câu phụ tân ngữ sau giới từ không dùng “if” .
I’m thinking about whether we’ll have a meeting.
Tôi đang nghĩ đến việc chúng ta có nên gặp gỡ không.
5. Trực tiếp dùng với “or not” không dùng “if” .
I don’t know whether or not you will go.
Tôi không biết liệu cậu có đi không.
6. Câu phụ tân ngữ đặt ở đầu câu không dùng “if” .
Whether you have met George before, I can’t remember.
Tôi không thể nhớ là cậu đã gặp George trước đây chưa nữa.
7. Sau “discuss” không dùng “if” .
We’re discussing whether we’ll go on a picnic.
Chúng tôi đang bàn coi có nên đi dã ngoại không.
8. Nếu dùng “if” dễ dẫn đến hiểu sai thành “nếu”thì không dùng “if”.
Please let me know whether you are busy.
Vui lòng báo với tôi nếu anh bận nhé.
9. Trước động từ nguyên dạng dùng “whether”không dùng “if”.
He doesn’t know whether to go or not.
Anh ấy không biết nên đi hay không.
10. Câu phụ tân ngữ ở dạng phủ định không dùng “whether” .
She asked me if Tom didn’t come.
Cô ấy hỏi tôi có phải là Tom đã không đến không.
Chú ý: Sau một số động từ như “wonder, not sure ….” vẫn có thể dùng ” whether”dẫn ra mệnh đề phụ ở dạng phủ định.
Ví dụ:
I wonder if [whether] he isn’t mistaken.
Tôi tự hỏi không biết anh ấy có mắc lỗi không nữa.
Tham khảo thêm các từ vựng hay xuất hiện trong bài thi toeic và kinh nghiệm luyện thi toeic

Các thành ngữ hay được sử dụng trong tiếng Anh


1. Like father like son: ——>Cha nào con nấy
2. Home grow, home made: ——>Cây nhà lá vườn
3. Easy come,easy go: ——>Của phù vân, vần xuống biển
4. Love cannot be forced: ——> Ép dầu ép mỡ chứ ai nỡ ép duyên!
5. Long time no see:——> Lâu qúa không gặp
6. No see is better than see:——> Không gặp càng tốt
7. Strong and tough:——> Chân cứng đá mềm
8. Timid as a rabbit: ——> Nhát như thỏ đế
9. To pummel to beat up:——> Thượng cẳng chân hạ cẳng tay
10. Mute as a fish:——> Câm như hến
11. To live in clove:——> Ăn trắng mặc trơn
12. To eat much and often:——> Ăn quà như mỏ khớt
13. To get a godsend: Chẳng may chó ngáp phải ruồi
14. To speak by guess and by god:——> Ăn ốc nói mò
15. Try before you trust:——> Chọn mặt gửi vàng
16. Unpopulated like the desert:——> Vắng tanh như chùa bà đanh
Tham khảo thêm các từ vựng hay xuất hiện trong bài thi toeic và kinh nghiệm luyện thi toeic

Mệnh đề giới hạn (restrictive clause) và mệnh đề không giới hạn (non-restrictive clause)

Một mệnh đề quan hệ trong ngữ pháp toeic (relative clause) sẽ phải ở một trong hai dạng mệnh đề giới hạn hoặc mệnh đề không giới hạn. Một mệnh đề được gọi là mệnh đề giới hạn là khi nó không thể bỏ được ra khỏi câu vì nều chúng ta bỏ nó ra khỏi câu thì câu sẽ không còn dữ được nghĩa ban đầu.
Ví dụ:
All people who have not got a ticket need to queue here
Tất cả những ai chưa có vé cần phải xếp hàng tại đây
Trong câu trên, rõ ràng chúng ta không nói tới “all people” (tất cả mọi người) mẹo thi toeic mà chúng ta chỉ nói đến tất cả những ai chưa có vé (who have not got a ticket). Nếu chúng ta loại bỏ mệnh đề “who have not got a ticket” thì chúng ta sẽ có câu “All people need to queue here” (Tất cả mọi người phải xếp hàng ở đây). Rõ ràng là nghĩa của câu bị thay đổi hoàn toàn. Do vậy muốn giữ nguyên nghĩa của câu chúng ta không thể loại bỏ được mệnh đề “who have not got a ticket”.
Còn mệnh đề không giới hạn là mệnh đề mà dùng để đưa thêm thông tin và nghĩa của câu sẽ không thay đổi nếu ta loại bỏ mệnh đề không giới hạn.
Ví dụ:
My friend, who can speak English and French, is standing outside
Người bạn của tôi, người mà có thể nói được tiếng Anh và tiếng Pháp, đang đứng ở ngoài
Trong câu trên, mệnh đề “who can speak English and French” là mệnh đề phụ dùng để cung cấp thêm thông tin về người bạn của tôi. Mệnh đề chính “My friend is standing outside” (bạn của tôi đang đứng ở ngoài) sẽ không đổi nghĩa nếu chúng ta loại bỏ mệnh đề “who can speak English and French”.
Lưu ý:
- Một mệnh đề không giới hạn sẽ được tách ra khỏi câu bằng dấu phẩy. Còn mệnh đề giới hạn thì viết liền.
- Who, Whom, và Which đều có thể dùng được trong mệnh đề giới hạn và không giới hạn
- That chỉ được dùng trong mệnh đề giới hạn
Mệnh đề giới hạn (restrictive clause) còn được gọi là “defining clause” và mệnh đề không giới hạn (non-restrictive clause) còn được gọi là “non-defining clause”.
He is the only one who can resolve the problem
Anh ấy là người duy nhất có thể giải quyết được bài toán
Students who do not spend enough time to study at home often have lower grades
Sinh viên những ai mà không dùng đủ thời gian để học bài ỏ nhà thường có điểm thấp hơn
I love my new computer, which I bought last week
Tôi thích cái máy tính mới của tôi, cái máy mà tôi mua tuần trước

Afraid có những nghĩa gì?

Nghĩa thông dụng nhất của từ ‘afraid‘ là nghĩa mà tôi vừa đưa ra trong ví dụ trên – đó là khi chúng ta muốn nói với ai đó một cách lịch sự một điều gì đó có thể khiến người kia buồn hay thất vọng hay khó chịu hoặc lo lắng.
Về mặt ngữ pháp thì chúng ta có thể nói:
I’m afraid that there are at least seven ways HOẶC…
‘I’m afraid there are at least seven ways‘ – mà không cần dùng từ ‘that’.
Chúng ta thường nghe thấy từ ‘afraid‘ với nghĩa này trong tiếng Anh nói – spoken English.
Một nghĩa thông dụng khác của ‘afraid’ là ‘to be frightened‘ – sợ, lo sợ.
Nhưng cần chú ý là tính từ ‘afraid’ không thể dùng như bổ ngữ cho danh từ, tức là không bao giờ đứng trước danh từ trong tiếng Anh, vì thế chúng ta không thể nói về ‘an easily afraid person’. Afraid không được dùng như vậy trong tiếng Anh.
Mà thay vào đó chúng ta có thể nói :
‘He’s an easily frightened person’ hay đơn giản hơn chúng ta có: ‘He’s easily frightened.’
‘He’s afraid of something’ – ví dụ : He’s afraid of spiders.
‘He’s afraid to do something’ – ví dụ: He’s afraid to ask for help.
‘He’s afraid of doing something’ – ví dụ: He’s afraid of flying.
Cách dùng ít thông dụng hơn của tính từ ‘afraid’ là khi nó được dùng thay vì nói ‘yes’ hay ‘no’.
‘Afraid’ + not… được dùng với nghĩa là ‘no’
And ‘Afraid’ + so… được dùng với nghĩa là ‘yes’.
Đây là một ví dụ về cách dùng ‘afraid’ với nghĩa là ‘no’:
A: Are you doing anything nice this weekend, Femi?
F: I’m afraid not, I have to work – I need the money!
Hay khi một ai đó gọi điện thoại tới và người mà họ muốn nói chuyện với không có ở đó:
A: Could I speak to Sun Chen please?
B: I’m afraid not, he’s not available at the moment. Would you like to leave a message?
Còn đây là một ví dụ về cách dùng ‘afraid’ với nghĩa là ‘yes’:
A: Are you leaving now, Yvonne?
Y: I’m afraid so, I have to be home by 9 o’clock.
Tóm lại, chúng ta có thể dùng ‘afraid’ trong những cách thức sau đây:
Trước hết là để nói với ai một cách lịch sự một điều gì có thể khiến họ thất vọng.
Kế đến là nghĩa đơn giản: ‘frightened’ – sợ, lo sợ.
Thứ ba là để nói ‘yes’ khi chúng ta nói ‘I’m afraid so’ – và nói ‘no’ khi chúng ta nói ‘I’m afraid not’.
Tôi hy vọng là lời giải thích về một số cách dùng ‘afraid’ đã giúp giải đáp câu hỏi của bạn Faroush từ Iran .
Các bạn luyện tập thêm ở đây:

Tiếng anh giao tiếp khi đi du lịch

Mẫu câu giao tiếp  nghe noi tieng anh thường gặp1. where’s the ticket office?phòng bán vé ở đâu?
2. where are the ticket machines?máy bán vé ở đâu?
3. what time’s the next bus to …?mấy giờ có chuyến xe buýt tiếp theo đến …?
4. – what time’s the next train to …?mấy giờ có chuyến tàu tiếp theo đến …?
5. – can I buy a ticket on the bus?tôi có thể mua vé trên xe buýt được không?
6. – can I buy a ticket on the train?tôi có thể mua vé trên tàu được không?
7. – how much is a … to London?vé … đến Luân Đôn hết bao nhiêu tiền?
– single: một chiều
– return: khứ hồi
– first class single: một chiều hạng nhất
– first class return: khứ hồi hạng nhất
8. – I’d like a … to Bristoltôi muốn mua một vé … đi Bristol
– child single: một chiều trẻ em
– child return: khứ hồi trẻ em
– senior citizens’ single: một chiều cho người già
– senior citizens’ return: khứ hồi cho người già
– first class single: một chiều hạng nhất
– first class return: khứ hồi hạng nhất
Bài viết về bí quyết học tiếng anh đang được xem nhiều nhất de thi toeic co dap anmẹo thi toeicphần mềm luyện thi toeic

Phân biệt 5 cấu trúc câu dễ nhầm lẫn khi ôn thi toeic

Các bạn luyện thi toeic chắc chắn sẽ gặp khó khăn với những cặp đôi cấu trúc câu sau:

1. In case of và in case:

a.In case of + N (= If there is/are )
Eg: In case of a fire, you should use stair.
(= If there is a fire, you shoulh use stair)

b. In case + S + do/does/did + V (= Because it may/might happen)
Eg: He took an umbrella in case it rained
(= He took an unbrella because it might rain)

2. As a result và as a result of:

a. As a result (+ clause) = therefore
Eg: Bill had not been working very hard during the course. As a result, he failed the exams.
(= Bill had not been working very hard during the course. Therefore, he failed the exams)

b. As a result of (+ noun phrase) = because of
Eg: The accident happened as a result of the fog.
(= The accident happened because of the fog)

Các bạn có thể tham gia khóa học luyện thi toeic cấp tốc để rút ngắn thời gian học mà điểm số vẫn cao nhé!

3. Hardly / Scarelyvà no sooner: (với nghĩa ngay khi)

a. Hardly/ Sccarely + clause 1 + when + clause 2
Eg: Hardly will he come when he wants to leave.

b. No sooner + clause 1 + than + clause 2
Eg: No sooner does she earn some money than she spends it all.

4. Like doing something và would like to do something

a. Like doing something: Ta dùng cấu trúc này để nói về một sở thích
Eg: I like playing guitar. = My hobby is playing guitar.

b. Would like to do something: Ta dùng cấu trúc này để nói về sở thích nhất thời
Eg: I'd like to drink some coffee. = I want to drink some coffee now.

Tham khảo thêm tài liệu luyện thi toeic để mở rộng kiến thức về ngữ pháp và từ vựng nhé!

5. Not like to do something và not like doing something

a. Not like to do something: Ta dùng cấu trúc này để nói về một việc ta không thích và không làm
Eg: I don't like to go out with you.

b. Not like doing something: Ta dùng cấu trúc này để nói đến một việc ta không thích nhưng vẫn phải làm
Eg: I don't like doing my homework.

Chúc bạn ôn thi toeic thật tốt!