Thi thử TOEIC miễn phí, tư vấn lộ trình học TOEIC. Thi thử TOEIC và tư vấn tài liệu luyện thi TOEIC.

Một số từ vựng tiếng anh hay và kì lạ nhất

1. “Asthma” (hen suyễn) và “isthmi” (kênh đào) là hai từ duy nhất có chữ đầu và chữ cuối đều cùng một nguyên âm còn ở giữa toàn phụ âm.

2. “Rhythms” (nhịp điệu) là từ dài nhất không có nguyên âm bình thường a, e, i, o hay u.
3. Bookkeeper" (nhân viên kế toán) là từ duy nhất có ba chữ nhân đôi liền nhau.

4. Hai từ dài nhất thế giới chỉ có duy nhất 1 trong 6 nguyên âm bao gồm cả chữ y là: " defenselessness" (sự phòng thủ) và "respectlessness" (sự thiếu tôn trọng).

5. "Forty" (40) là số duy nhất có các chữ cái theo thứ tự alphabet. Còn "One" (1) là số duy nhất có các chữ cái theo thứ tự ngược lại.

6. Từ dài nhất "honorificabilitudinitatibus" (đất nước có khả năng đạt được nhiều niềm vinh dự) có các nguyên âm và phụ âm xen kẽ nhau.

7. “The sixth sick sheik’s sixth sheep’s sick” là cụm từ khiến ta phải líu lưỡi nhiều nhất khi phát âm. Ngoài ra mình còn biết thêm một câu là: "She sells seashells on the seashore"

8. Trong tiếng Anh chỉ có một từ duy nhất có 5 nguyên âm đứng liền nhau là "queueing" (xếp hàng).

9. "Antidisestablishmentarianism" (trước đây nó có nghĩa là việc chống lại sự bãi bỏ thiết lập nhà thờ ở Anh, và bây giờ là sự chống lại niềm tin rằng không có sự hiện diện của một nhà thờ chính thống nào trong nước) được liệt kê trong từ điển Oxford đã từng được coi là từ dài nhất nhưng giờ đây ngôi vị ấy đã thuộc về thuật ngữ y học"pneumonoultramicroscopicsilicovolcanoconiosis" (một bệnh phổi do hít phải bụi thạch anh trong các vụ núi lửa phun trào), nhưng có một từ khác là tên của một chất hóa học gồm 267 loại amino axit và enzyme xứng đáng là từ dài nhất, tuy nhiên đấy chỉ là từ ghép từ nhiều từ khác nhau, không được xem là một từ vựng!

Có thể bạn quan tâm:

7 điều làm bạn mất điểm trong phần thi Speaking.


Ngoài những điểm giúp bạn nâng cao khả năng ghi điểm của mình trước ban giám khảo thì chúng ta vẫn nên tránh những lỗi làm mất điểm của bản thân trong phòng thi. Dưới đây là những lời khuyên có thể giúp bạn tránh những sai lầm đáng ghét đó.


1.Tuyệt đối không trả lời các câu hỏi với một ngữ điệu duy nhất.


2.Nếu có câu hỏi Yes/No thì bạn cũng không nên chỉ trả lời với 1 từ Yes hoặc No.


Diều này thì làm cho phần thi của bạn sẽ nhận được mức điểm rất tệ.Bạn nên biến câu trả lười của bạn trở nên lịch sự hơn bằng cách tăng độ dài của nó. Có nhiều cách để có thể làm điều đó, bạn có thể giải thích vì sao lại chọn câu trả lời đó, hay kể một câu chuyện ngắn để giải thích cho câu trả lời của mình ... Nếu chỉ dừng lại ở YES/NO thì bạn sẽ gián tiếp nói lên rằng bạn đã không thực sự tốt trong phần học từ vựng tiếng Anh giao tiếp của bạn chưa thực sự tốt.

3.- Đừng lựa chọn việc nói những chuyện ngoài lề chỉ để khoe kĩ năng của bạn.


 Câu trả của bạn dù có dài và nhiều thông tin đến đâu nhưng khác xa so với chủ đề của câu hỏi thì bạn cũng không được đánh giá cao. Điều này thì tạo cảm giác chán nản cho ban giám khải và họ sẽ nghĩ rằng bạn chưa thực sự hiểu rõ câu hỏi. Điều này thì không mấy thuận tiện cho việc chấm điểm cho phần thi của bạn.

4.- Với bất kì câu hỏi nào, cho dù bạn không có câu trả lời chính xác cũng không được nói "I don't know"


 Trong phần thi này thì có khả năng cao rằng bạn sẽ gặp một  số những câu hỏi khó mà bạn chưa thể trả lời ngay được.Nếu thế thì thay vì “I Don’t know”, bạn hãy cố nghĩ ra một câu chuyện hay chủ đề nào đó để lấp đầy khoảng trống.

5.- Đừng để tâm lí ảnh hưởng đến việc nói quá nhanh hay quá chậm của bạn.


Nếu bạn quá lo lắng và không luyên tập kĩ ở nhà thì khả năng cao là bạn sẽ nói chuyện với tốc độ rất nhanh.Nếu nói nhanh thì chắc chắn rằng bạn sẽ rất khó để thể hiện đúng ngữ điệu của câu nói, thậm chí việc phát âm cho đúng chuẩn của các từ cũng khó được thực hiện. Chưa kể rằng khi bạn nói quá nhanh thì nhiều khả năng là não của bạn chưa kịp chuẩn bị những điều tiếp theo bạn sẽ nói và tất nhiên là bạn sẽ rất dễ bị vấp. Muốn khắc phục điều đó thì chúng ta cần luyện tập thật nhiều ở nhà, trước những người thân hay bạn bè.

6.- Nói với âm lượng quá nhỏ.


 Khi bạn đi thi, bạn chỉ cần nói 1 lần trong buổi nhưng ban giám khảo thì sẽ chấm nhiều phần thi trong buổi đó và trước bạn có thể đã có nhiều người và điều đó thì làm cho giám khảo đã cảm thấy mệt,thế nhưng ban nói quá nhỏ và khó nghe thì rất có thể ảnh hưởng đến tâm trạng của các giám khảo và điều này thì chắc chắc ảnh hưởng xấu đến kết quả cuối cùng của phần thi.bạn hoàn toàn cố thể tự tin nói thật to và rõ ràng trước giám khảo của mình. Bởi so với việc giám khảo không nghe thấy bạn nói gì với việc bạn nói sai một số từ thì nó đang để đánh đổi.

7. Nếu bạn có mặc phải một lỗi thì cũng không cần quá xem trọng và nhất định sửa sai.


 Rất khó để có một bài thi hoàn hảo, nhất là với phần thi nói, vì thế bạn vẫn nên hướng đến những cơ hội tiếp theo nhiều hơn là chăm chăm vào lỗi cũ. và cũng có thể với mốt số lỗi nhỏ thì giám khảo có thể sẽ bỏ qua cho bạn.

100 từ vựng quan trọng trong chủ đề kinh tế


Kinh tế chủ đề phổ biến mà rất quan trọng trong tiếng Anh cuộc sống mà các bạn nên học. Bởi nó gắn liền với công việc mà chúng ta hay dùng đến từ này. Vì vậy, 100 từ vựng cơ bản và thông dụng dưới đây chính là từ mà các bạn cần học cho bản thân để nâng cao vốn từ vựng

1. Crossed cheque (n): séc thanh toán bằng chuyển khoản
2. Open cheque (n): séc mở
3. Bearer cheque (n): séc vô danh
4. Draw (v): rút
5. Drawee (n): ngân hàng của người ký phát
6. Drawer = Payer (n): người ký phát (séc)


7. Payee (n): người được thanh toán
8. Bearer (n): người cầm (séc)
9. In word: (tiền) bằng chữ
10. In figures: (tiền) bằng số
11. Cheque clearing (n): sự thanh toán séc
12. Counterfoil (n): cuống (séc)
13. Voucher (n): biên lai, chứng từ
14. Encode (v): mã hoá
15. Sort code (n): mã chi nhánh Ngân hàng
16. Codeword (n): ký hiệu (mật)
17. Decode (v): giải mã
18. Pay into (v): nộp vào
19. Proof of identity (n): bằng chứng nhận diện
20. Authorize (v): cấp phép
21. Letter of authority (n): thư uỷ nhiệm
22. Account holder (n): chủ tài khoản
23. Expiry date (n): ngày hết hạn
24. ATM (Automatic Teller Machine) (n): máy rút tiền tự động
25. BACS (The Bankers Automated Clearing Service) (n): dịch vụ thanh toán tư động giữa các ngân hàng
26. CHAPS (Clearing House Automated Payment System) (n): hệ thống thanh toán bù trừ tự động
27. EFTPOS (Electronic Funds Transfer at Point Of Sale) (n): máy chuyển tiền điện tử lại điểm bán hàng
28. IBOS: hệ thống trực tuyến giữa các ngân hàng
29. PIN (Personal Identification Number) (n): Mã PIN, mã số định danh cá nhân
30. SWIFT (The Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunications) (n): Tổ chức thông tin tài chính toàn cầu
31. GIRO: hệ thống thanh toán nợ giữa các ngân hàng
32. BGC (Bank GIRO Credit) (n): ghi có qua hệ thống GIRO
33. Magnetic stripe (n): dải băng từ
34. Reconcile (v): bù trừ, điều hoà
35. Circulation (n): sự lưu thông
36. Clear (v): thanh toán bù trừ
37. Clearing bank (n): ngân hàng tham gia thanh toán bù trừ
38. Clearing house (n): trung tâm thanh toán bù trừ
39. Honour (v): chấp nhận thanh toán
40. Refer to drawer (viết tắc là R.D) (n): tra soát người ký phát
41. Non-card instrument (n): phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt
42. Present (v): xuất trình, nộp
43. Outcome (n): kết quả
44. Debt (n): khoản nợ
45. Debit (v): ghi nợ
46. Debit balance (n): số dư nợ
47. Direct debit (n): ghi nợ trực tiếp
48. Deposit money (n): tiền gửi
49. Give credit (v): cấp tín dụng
50. Illegible (adj): không đọc được
51. Bankrupt/bust (adj): vỡ nợ, phá sản
52. Make out (v): ký phát, viết (séc)
53. Banker (n): người của ngân hàng
54. Place of cash (n): nơi dùng tiền mặt
55. Obtain cash (v): rút tiền mặt
56. Cashpoint (n): điểm rút tiền mặt
57. Make payment (v): ra lệnh chi trả
58. Subtract (n): trừ
59. Plastic money (n): tiền nhựa (các loại thẻ Ngân hàng)
60. Sort of card (n): loại thẻ
61. Plastic card (n): thẻ nhựa
62. Charge card (n): thẻ thanh toán
63. Smart card (n): thẻ thông minh
64. Cash card (n): thẻ rút tiền mặt
65. Cheque card (n): thẻ séc
66. Bank card (n): thẻ ngân hàng
67. Cardholder (n): chủ thẻ
68. Shareholder (n): cổ đông
69. Dispenser (n): máy rút tiền tự động
70. Statement (n): sao kê (tài khoản)
71. Mini-statement (n): tờ sao kê rút gọn
72. Cashier (n): nhân viên thu, chi tiền (ở Anh)
73. Teller = cashier (n): người máy chi trả tiền mặt
74. Withdraw (v): rút tiền mặt
75. Deduct (v): trừ đi, khấu đi
76. Transfer (v): chuyển
77. Transaction (n): giao dịch
78. Transmit (v): chuyển, truyền
79. Dispense (v): phân phát, ban
80. Terminal (n): máy tính trạm
81. Reveal (v): tiết lộ
82. Maintain (v): duy trì, bảo quản
83. Make available (v): chuẩn bị sẵn
84. Refund (v): trả lại (tiền vay)
85. Constantly (adv): không dứt, liên tục
86. In effect: thực tế
87. Retailer (n): người bán lẻ
88. Commission (n): tiền hoa hồng
89. Premise (n): cửa hàng
90. Due (adj): đến kỳ hạn
91. Records (n): sổ sách
92. Pass (v): chấp nhận, chuyển qua
93. Swipe (v): chấp nhận
94. Reader (n): máy đọc
95. Get into (v): mắc vào, lâm vào
96. Overspend (v): xài quá khả năng
97. Administrative cost (n): chi phí quản lý
98. Processor (n): bộ xử lí máy tính
99. Central switch (n): máy tính trung tâm
100. In order: đúng quy định

6 chìa khoá vàng để bạn nói tiếng Anh lưu loát


Nói tiếng Anh chuyên nghiệp như người bản xứ luôn là điều mong ước mà bạn đang mong muốn, nhưng bạn thấy mình vẫn chưa có đạt được trình độ như vậy. Do đó, để giúp các bạn có thể dùng tiếng Anh trong tiếng tiếp tốt nhất, mình chia sẻ cách bạn luyện nói tiếng anh tự nhiên. Vậy các bạn đã sẵn sàng chưa nhỉ? 


Luôn chú ý tới phát âm

 Học nói tiếng Anh chuẩn cần phải một quá trình từ từ và theo giai đoạn, bạn không thể vội vàng đòi hỏi mình nói tiếng Anh tốt khi chưa phát âm tiếng Anh chuẩn được mà cần luyện phát âm trước tiên.

Trong tiếng Anh có 44 âm cơ bản nhất định các bạn phải rèn luyện học phát âm từng từ chuẩn sau đó luyện các âm ghép tiếp theo, khi phát âm chuẩn từng từ thi bạn nói tiếng ANh sẽ chuẩn hơn.

LUyện nghe tiếng Anh hằng ngày

 Học nói tiếng Anh không phải bạn chỉ luyện nói là bạn sẽ giỏi mà bạn phải nhất định kết hợp các kỹ năng nghe nói đọc viết với nhau. Nghe vô cùng quan trọng giúp cho các bạn nghe hiểu được những gì người khác đang nói và bạn sẽ có thể phản xạ lại khi nghe được.

Nên xem nhiều phim, clip nước ngoài

 Đã có rất nhiều người thành công trong quá trình học tiếng Anh có thể nghe nói tiếng Anh lưu loát được nhờ việc xem phim hay xem video giải trí tiếng Anh, cách này giúp bạn vừa xem vừa giải trí và luyện nói tiếng Anh khi nhại theo cực kỳ tốt nhé

Tăng vốn từ vựng cho bản thân

 Luyện nói tiếng Anh quan trọng bạn cần có từ vựng hay cụm từ tiếng Anh sẽ giúp cho bạn mới có dể diễn đạt hay hiểu được mình nên nói điều gì là tốt nhất.

Học ngữ pháp.

Có thể nhiều người khuyên bạn khi học nói tiếng Anh thì bạn không nên học ngữ pháp. Điều này không phải là sai nhưng chưa đúng hoàn toàn, bởi khi bạn không dùng ngữ pháp trong giao tiếp chỉ dừng lại ở việc nói tiếng Anh giao tiếp cơ bản không bao giờ nâng cao được hơn.

 Khi có ngữ thì việc bạn sử dụng tiếng Anh chuyên sâu đối với bạn dễ dàng hơn và bạn dùng tiếng Anh chuyên nghiệp như người nước ngoài.

 Hãy tạo cho mình môi trường tiếng Anh tốt nhất.

Môi trường luyện nói tiếng Anh vô cùng quan trọng sẽ giúp cho các bạn luyện nói tiếng Anh tốt nhất. Bạn có thể tạo môi trường cho mình bằng cách tham gia các câu lạc bộ tiếng Anh, luyện nói tiếng Anh với bạn bè hay bạn chủ động làm quen với người nước ngoài để có cho mình đối tác nói chuyện tốt nhất. Và khi luyện nói cùng người khác bạn sẽ có thêm cho mình động lực học cũng như là có người hướng dẫn và cùng chia sẻ để học tốt nhất

Học tiếng Anh hằng ngày

Khi học tiếng Anh việc các bạn dùng hằng ngày thì bạn sẽ thấy rằng tiếng Anh trở thành một phần của cuộc sống, bạn sẽ thường xuyên nâng cao cho mình kỹ năng nói và nghe tốt nhất luyện tập hằng ngày.

 Những chia sẻ mình đã viết ở bài viết hi vọng các bạn sẽ luyện nói tiếng Anh thành thạo và thành công nhưng quan trọng vẫn là ở chính các bạn tự tin quyết tâm chinh phục tiếng Anh hay không? Chúc các bạn học tập thật tốt.

7 quy tắc học tiếng Anh hiệu quả


Mỗi người có những phương pháp học ngoại ngữ khác nhau. Mỗi phương pháp có thể thuận lợi đối với người này, nhưng lại không phù hợp đối với người kia. Nếu bạn vẫn còn đang tìm kiếm một phương pháp để học tiếng anh để giao tiếp tiếng anh thành thạo, hãy tham khảo 7 quy tắc học tiếng Anh dưới đây, biết đâu bạn sẽ tìm thấy những lời khuyên cần thiết cho bản thân.

Quy tắc số 1: Luôn luôn học và ôn tập nhóm từ, không phải từng từ riêng lẻ

Không bao giờ học một từ riêng lẻ. Khi bạn gặp từ mới, luôn luôn nhớ viết ra nhóm từ sử dụng nó. Và khi ôn lại cũng ôn luôn nhóm từ, không ôn một từ.

Sưu tập nhóm từ: Ngữ pháp và kỹ năng nói sẽ tăng nhanh hơn 4 - 5 lần. Đừng bao giờ học một từ riêng lẻ. Đừng bao giờ viết một từ riêng lẻ vào tập vỡ mà hãy luôn nhớ viết cụm từ.

Quy tắc số 2: Không học ngữ pháp

Ngay bây giờ đừng học ngữ pháp. Hãy để sách ngữ pháp ra xa. Quy tắc ngữ pháp chỉ dạy bạn nghĩ về tiếng Anh, bạn muốn nói tiếng Anh một cách tự nhiên mà không cần suy nghĩ hãy học tiếng Anh mà không học ngữ pháp, việc nói của bạn cải tiến nhanh chóng, bạn sẽ nói tiếng Anh tự nhiên.
Quy tắc số 3 (Quy tắc quan trọng nhất): Nghe trước

Quy tắc nào quan trọng nhất? Câu trả lời đơn giản, đó là nghe. Bạn phải nghe tiếng Anh mỗi ngày. Đừng đọc sách. Nghe tiếng Anh, là chìa khóa để thành công trong việc học tiếng Anh. Hãy bắt đầu tập nghe mỗi ngày.

Học bằng tai, không học bằng mắt. Ở trường bạn học tiếng Anh bằng mắt. Bạn đọc sách, bạn nắm quy tắc ngữ pháp. Với phương pháp này, bạn học tiếng Anh bằng tai, không phải bằng mắt. Hãy nghe tiếng Anh từ 1 - 3 giờ mỗi ngày. Hãy dành thời gian để nghe tiếng Anh - đó là chìa khóa để nói giỏi.

Quy tắc số 4 (Nói tự động tiếng Anh): Học chậm, học thật kỹ là tốt nhất

Làm thế nào để nói tiếng Anh tự động. Đừng học nhiểu từ vựng trong một thời gian ngắn. Bí mật nói dễ là học từ và cụm từ thật kỹ. Không chỉ biết định nghĩa, không chỉ nhớ để làm bài thi mà bạn phải ghi vào sâu trong trí nhớ. Để nói tiếng Anh dễ, bạn phải lặp lại mỗi bài học nhiều lần.

Học kỹ, nói dễ như thế nào? Chỉ cần lặp lại tất cả những bài học hoặc nghe nhiều lần. Chẳng hạn, nếu bạn có sách nói, hãy nghe chương đầu tiên 30 lần trước khi nghe đến chương thứ hai. Bạn có thể nghe chương đầu tiên 3 lần mỗi ngày trong 10 ngày.

Quy tắc thứ 5 (Học ngữ pháp): Sử dụng những câu chuyện ngắn

Đây là một cách hiệu quả để học và sử dụng tiếng Anh một cách tự động. Hãy sử dụng những câu chuyện ngắn, bạn phải học ngữ pháp bằng cách nghe tiếng Anh thực tế. Cách tốt nhất là nghe cùng một câu chuyện nhưng ở các thì khác nhau: quá khứ, hoàn thành, hiện tại, tương lai.

Làm thế nào? Đơn giản là tìm một câu chuyện hoặc một bài báo dùng thì hiện tại. Nhờ thầy giáo bản ngữ chuyển sang quá khứ, hoàn thành hoặc tương lai. Cuối cùng, hãy nhờ thầy đọc và ghi âm câu chuyện cho bạn. Sau đó bạn có thể nghe câu chuyện theo nhiều dạng ngữ pháp. Bạn không cần biết quy tắc ngữ pháp. Chỉ cần nghe câu chuyện và ngữ pháp của bạn tự động sẽ được cải tiến. Bạn cũng có thể tìm các câu chuyện và sử dụng chúng để học ngữ pháp tự động.

Quy tắc thứ 6 (Tiếng Anh thực tế, không phải tiếng Anh sách vở): Chỉ sử dụng bài học và tài liệu thực tế

Bạn học tiếng Anh thực tế nếu bạn muốn nói tốt và hiểu được người nói tiếng Anh bản ngữ. Hãy sử dụng các tạp chí thực tế, chủ đề có âm thanh, chương trình TV, phim, bài nói chuyện trên radio và sách nói. Học tiếng Anh thực tế, không học tiếng Anh qua sách.

Quy tắc thứ 7 (Nói nhanh): Nghe và trả lời thay vì nghe và lặp lại

Trong các câu chuyện ngắn, người nói hỏi nhiều câu đơn giản. Mỗi lần bạn nghe một câu hỏi, hãy tạm ngưng và trả lời nó. Hãy tập trả lời câu hỏi thật nhanh mà không cần suy nghĩ.

Bạn nghe và trả lời câu hỏi như thế nào? Hãy tìm một thầy giáo bản ngữ và nhờ thầy sử dung phương pháp này. Yêu cầu thầy kể một câu chuyện và hỏi bạn những câu đơn giản về nó. Phương pháp này sẽ dạy bạn suy nghĩ nhanh bằng tiếng Anh. Bạn cũng có thể tìm các bài học nghe và trả lời.
Có thể bạn quan tâm:

Mẹo luyện thi TOEIC phần Reading

Có khi nào việc đọc hiểu một đoạn văn hay một bài báo bằng tiếng Anh gây cho bạn nhiều khó khăn và mất quá nhiều thời gian? Có lúc bạn có thể đọc rất nhanh nhưng lại bỏ sót một số ý chính, không nắm được toàn bộ nội dung bài viết? Một số mẹo sau đây sẽ giúp bạn đọc hiểu tiếng Anh nhanh hơn, hiệu quả hơn và chắc chắn sẽ giúp ích rất nhiều khi bạn luyện thi TOEIC.


1/ Đọc lướt qua tài liệu trước tiên sẽ giúp bạn tìm ra đề mục chính của toàn bài, của từng đoạn, từng phần, các tài liệu liên quan… Từ đó, bạn sẽ đánh giá được đâu là nội dung quan trọng cần quan tâm hơn và lựa chọn cho mình hướng đọc phù hợp.
2/ Tăng giảm tốc độ đọc là việc rất cần thiết. Đọc quá nhanh sẽ làm bạn bỏ sót mất nhiều ý, đọc quá chậm, tập trung vào tất cả các câu, các phần sẽ gây cho bạn cảm giác mệt mỏi, nặng nề. Tốt nhất là hãy đọc chậm ở những phần quan trọng và đẩy nhanh tốc độ đối với phần ít quan trọng, dễ hiểu hay nội dung quá quen thuộc.
3/ Việc đọc một cụm từ hay nhóm từ có liên quan nhau cùng một lúc thay cho việc đọc từng từ một trong câu sẽ giảm bớt được khá nhiều thời gian đọc. Speed Reader và Rapid Reader là những phần mềm hay giúp bạn cải thiện tốc độ đọc với những từ và chữ cái nhấp nháy.
4/ Tập trung vào các từ chính trong câu hay ý chính trong bài thay vì các mạo từ, liên từ hay giới từ (a, an, the, and, or, nor, but,…) thì mới đạt được hiệu quả khi đọc.
5/ Hãy dùng một vật làm tiêu điểm dẫn mắt bạn theo suốt bài đọc, từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Đó có thể là bất cứ cái gì thuận tiện như ngón tay, bút bi, bút chì. Nó sẽ giúp bạn tránh bị nhầm mà đọc đi đọc lại và cũng như không bỏ sót ý. Đây thực sự là một công cụ hữu ích giúp bạn kiểm soát được quá trình đọc của mình, giúp bạn đọc đúng và nhanh hơn rất nhiều.
6/ Nhớ lâu hơn và tổng hợp thông tin tốt hơn bằng việc kể với bạn bè, người thân về những gì đã đọc. Đó điều mà một số người đọc rút ra từ kinh nghiệm của bản thân.
7/ Bạn nên lựa chọn cách đọc phù hợp với mình. Tùy cơ ứng biến đối với mỗi loại bài đọc khác nhau vì có bài dễ, bài khó. Bạn cũng không nên gò bó theo công thức đọc của ai cả vì nó chưa chắc đã phù hợp với bạn, hãy tham khảo để rút ra cách đọc phù hợp cho mình. Hãy lựa chọn thời gian trong ngày mà bạn cảm thấy thoải mái nhất để đọc thay vì cố gắng gò ép bản thân đọc cả tiếng đồ hồ mà không thể tiếp thu nổi.
8/ Không gian đọc cũng ảnh hưởng lớn đến hiệu quả đọc. Đó nên là một nơi yên tĩnh, tránh bị quấy rầy, bị làm phiền, và nơi đó truyền cho bạn hứng thú đọc.
9/ Luyện tập thật nhiều, đọc bất cứ bài nào về lĩnh vực mà bạn quan tâm. Việc luyện tập nhiều sẽ giúp bạn thành công trong bất kể môn học nào, công việc nào, không chỉ là học tiếng Anh hay luyện thi TOEIC. Trong lúc đọc, đừng quên ghi nhớ các ý chính và đánh dấu phần nội dung khó hiểu để tìm hiểu sau.
Có rất nhiều phương pháp khác nữa có thể sẽ tốt hơn cho bạn. Nhưng điều quan trọng là hãy tìm cho chính mình một phương pháp phù hợp. Nó không chỉ giúp bạn học Tiếng Anh hay củng cố phần đọc hiểu để luyện thi TOEIC mà còn giúp bạn trong nhiều môn học và công việc sau này.

Kinh nghiệm luyện nghe TOEIC hiệu quả

Có rất nhiều bạn sau khi làm xong xong phần nghe của bài Toeic mở phần Listening Script ra mới ồ lên răng ” OMG! sao câu này dễ thế mà mình lại không nghe được nhỉ? tuy nhiên trên thực tế thì trong đoạn băng âm nói không phải là giọng bản ngữ nên các bạn sẽ rất khó để nghe và hiểu được người trong đoạn băng đó nói gì. Tuy nhiên nếu thường xuyên luyện nghe Toeic với mục đích là phải nghe được một phần nào đó thì bạn sẽ đạt được điểm số Toeic Listening như mong đợi.


Để giúp các bạn mới bắt đầu luyện thi Toeic học tốt phần luyện nghe Toeic, Thi thử TOEIC xin đưa ra một số phương pháp để các bạn cải thiện khả năng Luyện nghe Toeic của mình:

1. Học Ngữ pháp toeic  và Từ vựng toeic:
Nếu gặp từ bạn không biết thì khi nghe bạn sẽ không nhận ra được từ đó. Và nếu khi đọc mà không phân tích được chủ ngữ, động từ thì khi nghe bạn sẽ không hiểu được đó là âm thanh gì. Đây chính là lý do khiến bạn nên học Reading và Listening cùng lúc. Từ và những điểm ngữ pháp đã biết trong khi học Reading sẽ có thể gặp trong Listening và ngược lại. Trong khi học Listening và Reading, bạn cần kê ra những từ hoặc các thành ngữ mình không biết, tra nghĩa của chúng và học thuộc chúng trong câu ví dụ để có thể ghi nhớ dễ dàng hơn là chỉ học thuộc bảng từ riêng lẻ.



2. Viết chính tả:
Khi luyện nghe Toeic bạn nên viết ra nội dung mình đã nghe. Khi viết chính tả bạn cần thực hiện lần lượt từng bước. Nếu bạn muốn ngay từ đầu viết được toàn bộ nội dung thì quả là điều khó, bạn không viết được và như thế chỉ gây ra cảm giác thất vọng và khiến bạn bỏ cuộc. Bạn hãy tập viết chính tả theo những bước sau đây:
• Điền vào chỗ trống. Hãy chuẩn bị script có để trống vài từ hoặc thành ngữ quan trọng, rồi bắt đầu bằng dạng bài tập nghe và điền vào chỗ trống.

• Điền cụm từ, mệnh đề: Là bước tiếp theo, nghe và điền vào chỗ trống dài những cụm từ, mệnh đề và câu.
• Viết cả bài: Đây là bước cuối cùng, bạn hãy viết lại tốt…

3. Đọc theo những các đoạn văn khi luyện nghe toeic

“Đọc theo” còn được gọi là “echoing” (lăp lại), là một phương pháp đã được phổ biến rộng rãi. Nói một cách đơn giản thì đây là một phương thức nói theo nội đã được ghi âm trong một khoảng thời gian nhất định. Thay vì chỉ nghe suông thì việc đọc theo có ưu điểm là bạn phải tập trung ghi nhớ nội dung thêm lần nữa, đồng thời nhờ nói theo âm điệu và giọng phát âm của người bản ngữ nên bạn sẽ tập được cho mình phương pháp học mô phỏng / sửa chữa và so sánh một cách trực giác. Đây là cách Luyện nghe Toeic rất tích cực.
Điều quan trọng là bạn phải có thói quen đọc theo “ đơn vị ý nghĩa”, chẳng hạn như cụm từ và mệnh đề, chứ không chỉ đọc suông theo những gì nghe được. Trong Anh van toeic, đơn vị ý nghĩa chính là đơn vị đọc( nói) ngắt giọng. Nếu thường xuyên luyện tập như vậy thì sẽ rất có ích cho việc nghe và hiểu những đơn vị ý nghĩa trong nội dung dài ở part3,4
Ví du: về echoing (lặp lại): Đọc theo câu ngay sau khi bắt đầu nghe.
Tage (p3): May I have the attention of all passengers?
Người học:________ May i have the attenion of all passengers?

4. Nghe nhanh

Là cách sử dụng tính năng điều chỉnh tốc độ để luyện nghe nhanh ở mức gấp 1,5 -2 lần bình thường. Song, thay vì chỉ nghe nhanh mà không chú ý đến các vấn đề khác thì bạn nên vừa luyện nghe thật nhanh, thật nhiều nội dung, vừa hiểu chính xác và nhanh chóng ý nghĩa của chúng. Nếu đã quen với tốc độ nghe và hiểu nhanh như vậy thì khi vào bài thi thực tế, bạn sẽ cảm thấy bài nghe của đề thi có tốc độ chậm hơn. Nhờ vậy bạn có thể cảm thấy bình tĩnh trong khi thi.
Các nguồn luyện nghe Toeic hay, thú vị mà không chán
1. Effortless English
2. Jim’ TOEIC Start 1000 listening, cuốn sách rất hay cho những bạn mới bắt đầu này
gồm các phần nghe được phân loại và giải thích đáp án, phân tích đa dạng đáp án.

Một số cụm từ đồng nghĩa hay gặp trong đề thi TOEIC


Duới đây là một cụm từ đồng nghĩa, các cụm paraphrase, rất hữu ích cho các bài đọc khó phần 7 đề thì Reading hoặc Phần 3 và 4 đề thi Listening TOEIC. Các bạn GHI CHÚ lại để học nhé:
1. to look at(v)= to have a look at (n): (nhìn vào)
2. to think about = to give thought to : nghĩ về
3. to be determimed to= to have a determination to : dự định
4. to know (about) = to have knowledge of: biết
5. to tend to = to have a tendency to : có khuynh hướng:

6. to intend to +inf = to have intention of + V_ing : dự định
7. to desire to = have a desire to : Ao ước
8. to wish = to have a wish / to express a wish : ao ước
9. to visit Sb = to pay a visit to Sb / to pay Sb a visit : thăm viếng
10. to discuss Sth = to have a dicussion about : thảo luận
11. to decide to = to make a decision to : quyết định
12. to talk to = to have a talk with : nói chuyện
13. to explain Sth = to give an explanation for : giải thích
14. to call Sb = to give Sb a call : gọi điện cho...
15. to be interested in = to have interst in : thích
16. to drink = to have a drink : uống
17. to photograph = to have a photograph of : chụp hình
18. to cry = to give a cry : khóc kêu
19. to laugh at = to give a laugh at : cười nhạo
20. to welcome Sb = to give Sb a welcome : chào đón
21. to kiss Sb = to give Sb a kiss : hôn
22. to ring Sb = to give Sb a ring : gọi điện
23. to warn = to give warning : báo động, cảnh báo
24. to try to (+inf) = to make an effort to/ to make an attempt to : cố gắng
25. to meet Sb = to have a meeting with Sb : gặp ai