Thi thử TOEIC miễn phí, tư vấn lộ trình học TOEIC. Thi thử TOEIC và tư vấn tài liệu luyện thi TOEIC.

Từ vựng theo chủ đề trong đề thi TOEIC - Hàng không


Như các bạn đã và đang luyện thi TOEIC đều biết, trong đề thi TOEIC xuất hiện rất nhiều chủ đề khác nhau, ví dụ như văn phòng, nhà hàng, nhà máy, ... Vậy các sĩ tử ôn thi TOEIC thân mến, chúng ta hãy cùng tìm hiểu các từ vựng thường gặp trong các phần thi TOEIC Listening và Reading!


Chủ đề: HÀNG KHÔNG



1.garment bag /ˈgɑː.məntbæg/ - túi dài phẳng, có thể gấp làm đôi, dùng để đựng 1 bộ com lê khi đi xa

2. carry-on bag /ˈkær.iɒnbæg/ - túi nhỏ có thể xách theo người khi lên máy bay

3. traveler /ˈtræv.əl/ - hành khách

4. ticket /ˈtɪk.ɪt/ - vé

5. porter /ˈpɔː.təʳ/ - người gác cổng

6. dolly /ˈdɒl.i/ - khuôn đỡ

7. suitcase /ˈsjuːt.keɪs/ - cái va li

8. baggage /ˈbæg.ɪdʒ/ - hành lý

9. security guard /sɪˈkjʊə.rɪ.tigɑːd/ - bảovệ

10. metal detector /ˈmet.əldɪˈtek.təʳ/ - cửa dò kim loại

11. X-ray screener /ˈeks.reɪskriːnɜːʳ/ - máy quét bằng tia X

12. conveyor belt /kənˈveɪ.əˌbelt/ - băng tải

13. cockpit /ˈkɒk.pɪt/ - buồng lái của phi công

14. instruments /ˈɪn.strə.mənts/ - các công cụ

15. pilot /ˈpaɪ.lət/ - phi công

16. co-pilot /ˈkəʊˌpaɪ.lət/ - phụ lái

17. flight engineer /flaɪt ˌen.dʒɪˈnɪəʳ/ - kỹ sư chịu trách nhiệm về máy móc trong máy bay

18. boarding pass /ˈbɔː.dɪŋpɑːs/ - giấy phép lên máy bay

19. cabin /ˈkæb.ɪn/ - khoang hành khách

20. flight attendant /flaɪtəˈten.dənt/ - tiếp viên hàng không

21. luggage compartment /ˈlʌg.ɪdʒkəmˈpɑːt.mənt/ - ngăn hành lý

22. tray table /treɪ ˈteɪ.bļ/ - khay bàn

24. aisle /aɪl/ - lối đi giữa các dãy ghế

Cách sử dụng giới từ IN, ON trong cụm từ


Như các bạn biết, giới từ IN, ON sử dụng với tần suất "chóng mặt" trong ngữ pháp tiếng Anh, do vậy nắm được cách sử dụng giới từ này trong các cụm từ diễn đạt là điều cần thiết với các bạn học tiếng Anh nói chung và luyện thi Toeic nói riêng.
In = bên trong
• In + month/year
• In time for = In good time for = Đúng giờ (thường kịp làm gì, hơi sớm hơn giờ đã định một chút)
• In the street = dưới lòng đường
• In the morning/ afternoon/ evening
• In the past/future = trước kia, trong quá khứ/ trong tương lai
• In future = from now on = từ nay trở đi
• In the begining/ end = at first/ last = thoạt đầu/ rốt cuộc
• In the way = đỗ ngang lối, chắn lối
• Once in a while = đôi khi, thỉnh thoảng
• In no time at all = trong nháy mắt, một thoáng
• In the mean time = meanwhile = cùng lúc
• In the middle of (địađiểm)= ở giữa
• In the army/ airforce/ navy
• In + the + STT + row = hàng thứ...
• In the event that = trong trường hợp mà
• In case = để phòng khi, ngộ nhỡ
• Get/ be in touch/ contact with Sb = liên lạc, tiếp xúc với ai

On = trên bề mặt:
• On + thứ trongtuần/ ngày trong tháng
• On + a/the + phương tiện giao thông = trên chuyến/ đã lên chuyến...
• On + phố = địachỉ... (như B.E : in + phố)
• On the + STT + floor = ở tầng thứ...
• On time = vừa đúng giờ (bất chấp điều kiện bên ngoài, nghĩa mạnh hơn in time)
• On the corner of = ở góc phố (giữa hai phố)

Chú ý:
• In the corner = ở góc trong
• At the corner = ở góc ngoài/ tại góc phố
• On the sidewalk = pavement = trên vỉa hè
Chú ý:
• On the pavement (A.E.)= trên mặt đường nhựa
• (Don’t brake quickly on the pavement or you can slice into another car)
• On the way to: trên đường đến>< on the way back to: trên đường trở về
• On the right/left
• On T.V./ on the radio
• On the phone/ telephone = gọi điện thoại, nói chuyện điện thoại
• On the phone = nhà có mắc điện thoại (Are you on the phone?)
• On the whole= nói chung, về đại thể
• On the other hand = tuy nhiên= however

Chú ý:
• On the one hand = một mặt thì
• on the other hand = mặt khác thì
• (On the one hand, we must learn the basic grammar, and on the other hand, we must combine it with listening comprehension)
• on sale = for sale = có bán, để bán
• on sale (A.E.)= bán hạ giá = at a discount (B.E)
• on foot = đi bộ

Từ vựng cho chủ đề Voice message trong part 4 TOEIC


Chúng ta cùng học TOEIC với từ vựng bổ sung cho phần VOICEMAIL MESSAGE – TIN NHẮN THOẠI trong part 4 của TOEIC nhé:


Reach: được nối đến
Technical problem: sự cố kỹ thuật
Extension: số nội bộ, số máy nhanh (ext.)

Regular hours: giờ hoạt động thường lệ
Come across: tình cờ phát hiện
Put someone through (điện thoại): nối máy với

Automated telephone reservation system: hệ thống đặt trước qua điện thoại tự động
Press: nhấn số
After the tone: sau khi nghe tiếng Bíp

Agent: nhân viên
Call back: gọi lại
Hang up: cúp máy

Hold on: giữ máy
Telephone operator: nhân viên trực tổng đài

Học tiếng anh online tốt nhất với các website hay nhất

Các bạn nên đọc tin tức online bằng tiếng Anh hoặc sử dụng phần mềm học tiếng anh giao tiếp hoặc học trên website học tiếng anh online tốt nhất,Tham gia khóa học tiếng anh cho người đi làm, khóa học anh văn giao tiếp cơ bản, v.v… để nâng cao khả năng giao tiếp tiếng anh nhé!

Các trang báo tiếng Anh theo chủ dề
1. Nguồn báo từ nước Anh:
•    Financial Times
•    Times
•    Telegraph
•    the Guardian
•    METRO
•    Mirror
•    the Sun
•    The SundayTimes
Nguồn báo từ nước Mỹ:
•    The New York Times
•    The Wall Street Journal
•    The Washington Post
•    Los Angeles Times
•    USA Today
•    New York Daily News
•    NewYork Post
•    Chicago Sun-Times
•    Houston Chronicle
2. Nguồn báo từ Canada
•    National Post
•    Tha Vancouver Sun
•    Ottawa Citizen
•    TimesColonist
•    TheChronicleHerald
•    CalgaryGerald
•    WinniepegFreePress
3. Nguồn báo từ nước Úc:
•    The Australian
•    News.com.au
•    The Sydney Morning Herald
•    TheWestAustralian
4. Nguồn báo từ New Zealand:
•    NewZealandHerald
•    Stuff
•    Local Matters
•    Migrant News
•    The National Business Review
5. Báo cho người học tiếng Anh
1.    The Learning Edge
2.    Adult Learning Activities
3.    Words in the News
4.    breakingnewsenglish.com
5.    PBS Newshour EXTRA
6.    VOA News
7.    simpleenglishnews.com






Hình thành phản xạ khi học anh văn

Hầu hết các bạn hoc tiếng anh giao tiếp đều gặp khó khăn với PHẢN XẠ - BẬT ra được câu nói, câu trả lời trong các tình huống hội thoại trực tiếp. Sau đây là 3 cách giúp bạn luyện tập PHẢN XẠ hiệu quả! 

Đối với người đi làm bận rộn, không có thời gian tham gia khóa học thì các bạn có thể học tiếng anh giao tiếp online, sử dụng phần mềm học tiếng anh giao tiếp đầy hữu ích giúp tiết kiệm thời gian học tiếng anh nhé! 

1. Tập tư duy với HÌNH ẢNH

Sử dụng hình ảnh để học tiếng Anh khá hiệu quả mà lại không bị nhàm chán: bạn có thể lấy 1 bức ảnh đơn giản và  mô tả những sự vật hay người trong bức ảnh đó trong thời gian ngắn. Bạn nhìn thấy gì trong bức ảnh, lập tức nói ra thành lời càng nhanh càng tốt. Như vậy, sau một thời gian thực thành thì phản xạ của bạn sẽ tiến bộ khá rõ rệt. Bạn tưởng tượng, sau này khi bạn gặp một người nước ngoài, nói chuyện với họ và bạn muốn  mô tả về ngôi trường mà bạn đang học. Thì lúc này chính là lúc bạn hình dung ra môi trường và kể về những thứ trong ngôi trường đó.

Tiếp theo, bạn có thể mô tả chi tiết hơn nữa về bức ảnh, bạn có thể nhận xét xem nó đẹp hay không, bạn thấy hình ảnh trong đó như thế nào….. Đây chính là việc bạn thể thể hiện cảm xúc, quan điểm của mình bằng tiếng Anh.

Bằng cách thực hành như vậy thì khả năng nói và giao tiếp tiếng Anh của bạn sẽ được cải thiện rất tốt.

2. Lặp lại theo lời thoại trong phim/ lời bài hát

Cách này giúp bạn luyện tập nói trôi chảy và hình thành phản xạ.

      Điểm chính của cách này là tốc độ và sự chính xác.

Bạn hãy chọn một đoạn phim ngắn khoảng chừng 2 – 3 phút (bạn không nên chọn đoạn phim quá dài, sẽ khó luyện tập và nhanh chán), có sub và sử dụng các từ ngữ đơn giản. Bạn nên chọn những đoạn phim hay mà bạn thích, nó sẽ giúp bạn thấy hứng thú hơn với công việc học tập của mình.hực hiện: Bạn hãy bật đoạn phim có sub đó lên, nói theo những gì trong phim nói. Chú ý đúng tốc độ và sự chính xác. Bạn hãy nói theo sub.

Ban đầu có thể bạn chưa đọc kịp hay có những từ mà bạn chưa nói được. Đừng quan tâm điều đó, bạn hãy cứ nói hết một lèo theo đoạn phim đó. Sau đó bạn sẽ bật lại một lượt nữa. Lần thứ 2 chắc chắn bạn sẽ nói nhanh hơn, chuẩn hơn và hay hơn.

Lần thứ 3: Đối với những từ khó hay những đoạn luyến âm khó thì bạn có thể dừng lại, nghe thật kỹ xem diễn viên nói như thế nào và luyện tập riêng phần đó.

Lần thứ 4: Bạn bạn bật lại đoạn phim và nói lại từ đầu. Chắc chắn bạn sẽ cảm nhận được sự khác biệt.


3. HÌNH DUNG ĐOẠN HỘI THOẠI, TÌNH HUỐNG TRONG ĐẦU

Bạn tự chọn 1 chủ đề nào đó và hình dung, mô tả nó trong đầu bằng tiếng Anh. Đây là cách mà  nhiều người học chuyên ngành ngoại ngữ hay dùng để luyện tập, kết quả đạt được rất tốt.

  • Ban đầu có thể bạn chỉ được hình dung ra những đoạn hội thoại đơn giản, những câu đơn nhưng sau một thời gian luyện tập thì bạn sẽ hình dung và xây dựng được cho mình những tình huống phức tạp hơn.
  • Nói bất kỳ điều gì bạn hình dung trong đầu. Bạn tư duy tới đâu thì nói tới đó.


  • Khi sử dụng cách này bạn có thể đứng trước gương để nói, nó sẽ giúp bạn luyện tập khẩu hình miệng tốt hơn. Kết quả là sau 1 thời gian luyện tập không chỉ phản xạ, tư duy tốt hơn mà còn có thể giúp bạn phát âm chuẩn hơn nữa.
  • Tham gia cau lac bo tieng anh để luyện tập với những người bạn tại đó bạn nhé! 

Sử dụng cấu trúc "Had better" sao cho đúng trong tiếng Anh?


Had better (I’d better/you’d better)


I’d better do something = Tôi nên làm điều gì đó, nếu tôi không làm thì sẽ có thể gặp rắc rối hay nguy hiểm:
 

Ex1: I have to meet Ann in ten minutes. I’d better go now or I’ll be late.

Tôi phải gặp Ann sau 10 phút nữa. Tốt hơn là tôi nên đi ngay, nếu không tôi sẽ bị trễ.

Ex2: “Shall I take an umbrella?” “Yes, you’d better. It might rain.”

“Tôi có nên mang theo dù không?” “Nên chứ. Trời có thể mưa đó.”

Ex3: We’d better stop for petrol soon. The tank is almost empty.

(Chúng ta nên dừng lại đổ xăng sớm đi. Bình xăng gần như cạn hết rồi.)

Hình thức phủ định là I’d better not (=I had better not):

Ex1: A: Are you going out tonight? (Tối nay bạn có đi chơi không?)

B: I’d better not. I’ve got a lot of work to do. (Tốt hơn là tôi không đi. Tôi có nhiều việc phải làm.)

Ex2: You don’t look very well. You’d better not go to work today.

(Bạn trông không được khỏe lắm. Tốt hơn là hôm nay bạn đừng đi làm.)

Bạn cũng có thể dùng had better khi bạn muốn cảnh cáo hay nhắc nhở ai đó rằng họ phải làm điều gì đó:

EX: You’d better be on time/You’d better not be late. (or I’ll be very angry)

Anh tốt hơn là nên đi đúng giờ/Anh tốt hơn là đừng trễ nữa. (nếu không tôi sẽ rất giận)
Hãy ghi nhớ:

Dạng had better thường được viết tắt là: I’d better/you’d better… trong tiếng Anh giao tiếp:

I’d better phone Carol, hadn’t I? (Tôi sẽ gọi điện thoại cho Carol, có nên không?)

Had là dạng quá khứ (past form), nhưng trong cụm từ này nó mang nghĩa hiện tại hay tương lai, không phải quá khứ (present or future not past):

EX: I’d better go to the bank now/tomorrow.

(Tốt hơn là tôi nên đến ngân hàng ngay bây giờ/vào ngày mai.)

Ta nói I’d better do… (không nói “to do”):

EX: It might rain. We’d better take an umbrella. (not “we’d better to take”)

(Trời có thể mưa. Tốt hơn là chúng ta nên mang theo dù.)

B- Had better và should.

"Had better" có nghĩa tương tự như "should", nhưng chúng không hoàn toàn giống nhau.

Ta chỉ dùng "had better" cho những tình huống đặc biệt (không dùng trong những trường hợp tổng quát).

Còn "should" được dùng cho tất cả các trường hợp khi đưa ra ý kiến hay cho ai lời khuyên:


Ex1: It’s cold today. You’d better wear a coat when you go out. (a particular situation)

Hôm nay trời lạnh. Tốt hơn là bạn nên mặc áo khoác khi đi ra ngoài. (một tình huống đặc biệt)

Ex2: I think all drivers should wear seat belts. (in general - không nói had better wear)

Tôi nghĩ là tất cả các tài xế nên đeo dây lưng an toàn. (một cách tổng quát)

Cũng vậy, đối với "had better", luôn luôn có một mối nguy hiểm hay chuyện không hay nếu bạn không làm theo lời khuyên. Còn "should" chỉ mang ý nghĩa “đó là một việc nên làm”. 

Hãy so sánh:

Ex1: It’s a great film. You should go and see it. (but no danger, no problem if you don’t)

Thật là một cuốn phim hay. Bạn nên đi xem nó. (bạn không xem cũng không có vấn đề gì)

Ex2: The film starts at 8.30. You’d better go now or you’ll be late.




LUYỆN THI TOEIC: PHÂN BIỆT AT HAND VÀ IN HAND

Bên cạnh việc tu hoc anh van giao tiep hoặc tự học TOEIC, các bạn có thể tham khảo thêm giáo trình tiếng anh giao tiếp, phần mềm luyện thi TOEIC để củng cố thêm nhé!


AT HAND vs IN HAND

Khi có thứ gì đó sẵn sàng trong tầm tay, có thể sử dụng ngay thì sẽ dùng “at hand”. Còn khi có thứ gì đó nhiều trên mức cần, chúng ta thường dùng “in hand”.
Biểu tượng cảm xúc heart “at hand”: Khi chúng ta có thứ gì đó sẵn sàng trong tầm tay, có thể sử dụng ngay thì sẽ dùng “at hand”.
E.g trước khi lên đường đi nghỉ mát, mọi người sẽ phải kiểm tra lại hành lý xem mọi thứ đã đầy đủ chưa:
- Everything we need is at hand. Let’s enjoy the vacation.
(Mọi thứ chúng ta cần đều sẵn sàng. Lên đường đi nghỉ thôi)
Hoặc:
- Would you like to go shopping with me? I have some money at hand.
(Anh đi mua sắm với em nhé? Em có chút tiền đây rồi)
Biểu tượng cảm xúc heart Ngoài ra, còn một cụm từ có thể dùng theo nghĩa tương tự, đó là “to hand”.
E.g:
- Before going into meeting room, I must prepare every document to hand.
(Trước khi vào phòng họp, tôi phải chuẩn bị mọi tài liệu sẵn sàng)
Biểu tượng cảm xúc heart “in hand”: được sử dụng khi có thứ gì đó nhiều trên mức cần, có thứ “dự trữ” để sử dụng.
- I don’t know why my motorbike can’t work, but I have a bicycle in hand.
(Tớ không hiểu sao xe máy không chạy, nhưng mà tớ vẫn còn cái xe đạp)
- We have a whole month in hand. Don’t worry!
(Chúng ta còn cả tháng cơ mà. Đừng lo!)
“In hand” còn có một nghĩa nữa, nói về chủ đề nào đó hay việc gì đó đang được bàn luận, đang được giải quyết.
- The story in hand is about the journey to NYC last month.
(Câu chuyện đang bàn luận là về chuyến đi NYC tháng trước)
Hoặc
- We haven’t had a solution for the problem in hand yet.
(Chúng tôi vẫn chưa có giải pháp cho vấn đề đang được đề cập)

SỰ KHÁC NHAU GIỮA “TROUBLE” VÀ "PROBLEM"



Mặc dù về nghĩa 2 từ này khá giống nhau nhưng trong một số trường hợp lại không thay thế được cho nhau. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu để giao tiep tieng anh cũng như luyện thi toeic thật tốt các bạn nhé.
1. Problem
Problem là một danh từ đếm được và chỉ ra rằng một việc gì đó mang lại phiền toái và khó khăn. Chúng ta thường dùng cấu trúc“having a problem/ having problems with something”, mà không dùng having a trouble.
Ví dụ:
– I’ve got a big problem with my computer. Can you come and have a look at it?(Chiếc máy tính của tôi gặp trục trặc rồi. Bạn có thể đến xem hộ tôi được không?)
(Không dùng: I’ve got a big trouble with my computer. Can you come and have a look at it?)
– Chúng ta cũng thường viết mathematical problems (các vấn đề về toán học) vàsolving problems (giải quyết vấn đề) trong khi đó trouble lại không sử dụng theo cách này.
Children with learning difficulties find mathematical problems impossible.(Những đứa trẻ học kém thật khó mà giải quyết được các vấn đề toán học)
2. Trouble
Trouble là một danh từ không đếm được. Nó có nghĩa là một sự quấy rầy, sự khó khăn, hay phiền muộn gây căng thẳng. Trouble còn có thể được sử dụng như một động từ.
– I’m a bit deaf and I had trouble hearing what she said as she spoke very softly. (Tai tôi hơi nghễnh ngãng nên rất khó để nghe cô ấy nói gì vì cô ấy nói rất nhỏ).
– I’m sorry to trouble you, but could you move your car forward a bit. It’s blocking my drive. (Xin lỗi vì phải làm phiền, nhưng anh có thể lái ô tô của anh về phía trước một chút được không. Nó làm ô tô của tôi bị kẹt rồi)
Danh từ trouble có thể đi kèm với các động từ như: put to, take, go to, save, get into, run into, be in.
Các động từ này không thể đi kèm với từ problem.
Ví dụ:
– I’m sorry to put you to all this trouble ~ It’s no trouble at all! (Xin lỗi vì đã kéo anh vào tất cả những phiền toái này. Không vấn đề gì đâu mà!)
– I shall get into real/ big trouble, if I lend you my brother’s bike. (Tôi sẽ gặp rắc rối to nếu cho anh mượn xe máy của anh trai tôi)


KHI NÀO SỬ DỤNG GO, KHI NÀO SỬ DỤNG COME


Go và Come là hai động từ rất hay sử dụng trong tiếng Anh, tuy nhiên nó lại hay gây nhầm lẫn cho người sử dụng. Vậy làm thế nào để ta có thể phân biệt được: Khi nào thì sử dụng Go và khi nào thì dùng Come? Chúng ta sẽ cùng tìm câu trả lời để giao tiep tieng anh thật sành điệu nhé!


- Come nghĩa là di chuyển đến nơi nào đó và Go nghĩa là đi khỏi nơi nào đó.
Ví dụ:
“Please come to me” không phải “Please go to me.”
“Please go away from me.” không phải “Please come away from me.”
- Here nghĩa là nơi này và There nghĩa là chỗ đó; nên Here thường đi với Come và There đi với Go.
Ví dụ:
Come here. (Đến đây đi)
Please go there. (Tới đó đi)
Vậy sự khác biệt đã quá rõ rồi phải không nào?
(1) Would you like to __________ over my house for a dinner?
(2) Do you want to________ to the cinema with me?
Các bạn có thể điền được vào 2 câu này chưa?
Đáp án của chúng ta là (1) come và (2) go. So easy right?
Have fun learning Biểu tượng cảm xúc heart

Một số cụm động từ hay gặp trong TOEIC


Cụm động từ luôn là một phần tuy “khoai” nhưng luôn thú vị trong giao tiep tieng Anh nói chung và t

Anh văn toeic nói riêng . Hãy cùng Thi thử TOEIC điểm qua một số cụm động từ hay gặp nhé!


1. COME UP WITH = đưa ra, phát hiện ra, khám phá

We need to come up with a solution soon.

(Chúng ta cần đưa ra giải pháp sớm.)


2. GET AWAY WITH = thoát khỏi sự trừng phạt

He robbed a bank and got away with it.

(Ông ta đã cướp nhà băng và đã thoát khỏi sự trừng phạt.)

3. GET ON TO = liên lạc với ai đó

Can you get on to the suppliers and chase up our order?

(Anh có thể liên lạc được với các nhà cung cấp và đôn đốc họ làm nhanh yêu cầu của chúng ta không?)

4 GO IN FOR = làm điều gì vì bạn thích nó

I don't really go in for playing football.

(Tôi thực sự không thích chơi bóng đá.)



5. GET ROUND TO = cần thời gian để làm gì

I never seem to be able to get round to tidying up this room!

(Có vẻ như tôi chẳng bao giờ có thời gian để dọn dẹp căn phòng này!)

6. GO DOWN WITH = bị ốm

So many people have gone down with the flu this year.

(Quá nhiều người đã bị bệnh cúm trong năm nay.)

7. GO THROUGH WITH = làm điều bạn hứa sẽ làm, dù bạn không thực sự muốn

She went through with the wedding, even though she had doubts.

(Cô ấy đã vẫn làm đám cưới, mặc dù cô ấy đã nghi ngờ.)

8. LIVE UP TO = sống theo, làm theo điều gì

She's living up to her reputation as a hard boss.

(Cô ấy làm theo cái tiếng của mình như một bà chủ khó tính.)

9. LOOK DOWN ON = coi thường

He really looks down on teachers.

( Anh ta rất coi thường các giáo viên.)

10. LOOK UP TO = kính trọng, tôn kính

She looks up to her father.

Cô ấy kính trọng bố mình

11. PUT DOWN TO = do, bởi vì

The failure can be put down to a lack of preparation.

Thất bại có thể là vì thiếu sự chuẩn bị.

12. PUT UP WITH = khoan dung, tha thứ, chịu đựng

She puts up with a lot from her husband.

Cô ấy chịu đựng chồng mình rất nhiều.

13. STAND UP FOR = ủng hộ, bênh vực ai đó

You need to stand up for your rights!

Bạn cần phải bảo vệ quyền lợi của mình!

Một số từ vựng về nghề nghiệp trong part 2 TOEIC


Trong PART II phần Listening, đối với câu hỏi có từ để hỏi là WHO thì câu trả lời đúng có thể là chỉ ra chức danh/nghề nghiệp hoặc tên phòng ban người đó làm việc. Vậy hôm nay chúng ta cùng củng cố Từ vựng toeic với một số chức danh, phòng ban hay xuất hiện trong loạt câu hỏi này nhé.



- President: chủ tịch HĐQT
- Chef Executive officer (CEO): Giam đốc điều hành
- Executive officer: chuyên viên
- Director: Giam đốc Board of Directors: Ban giám đốc General Director: Tổng Giám đốc
- Manager: Quản lí/ Trưởng phòng
- Assistant Manager: Trợ lý
- Supervisor: Giám sát
- Secretary: Thư kí
- Public Relation Department: Phòng PR_Quan hệ công chúng
- Customer Service Department: Phòng chăm sóc khách hang
- Marketing Division: Phòng Marketing
- Accounting Department: Phòng Kế toán
- Sales Department: Phòng Kinh doanh
- Personnel Department: Phòng Nhân sự
- Human Resources Department: Phòng Nhân lực
- Shipping Department: Phòng Vận chuyển


CÁC CÁCH LÀM BÀI THI TOEIC HỮU ÍCH VÀ HIỆU QUẢ NHẤT


Các cách làm bài thi toeic hữu ích và hiệu quả nhất
Bài test TOEIC được sử dụng trên toàn thế giới như một phương thức để đánh giá kỹ năng nghe và đọc tiếng Anh của những người không phải dân bản xứ. TOEIC là chủ yếu tập trung vào việc đánh giá khả năng tiếng Anh thương mại của người học. Ngày càng có nhiều sinh viên ở nhiều quốc gia khác nhau trên khắp thế giới đang cố gắng thi TOEIC để chứng minh năng lực tiếng Anh của họ. Tất nhiên, việc có được một điểm số cao trong kỳ thi TOEIC có thể là một bước tiến lớn để phát triển sự nghiệp của mình và chứng minh năng lực của bạn tại nơi làm việc. Vì vậy, cách làm bài test toeic thế nào để bạn có thể có được một điểm số cao trong kỳ thi này và vượt trội hơn những người khác?


Cách làm bài thi toeic – Phần Nghe
Để đạt điểm tốt nhất trong kỳ thi TOEIC, bạn cần có phải có những phương pháp tốt. Tiếp cận đề thi một cách dễ dàng, cách thức hợp lý sẽ dẫn bạn đến con đường thi TOEIC thành công hơn. Những cách làm bài thi toeic cho phần Nghe sau đây sẽ giúp bạn nhận biết được những cái bẫy gài trong bài kiểm tra nâng lực quan trọng này và sẽ giúp bạn tìm được câu trả lời chính xác hơn, bớt được thời gian hơn.
Phần 1: Câu hỏi liên quan đến hình ảnh
Trong phần thi Nghe đầu tiên của TOEIC, bạn sẽ phải xem những bức tranh. Sau đó bạn sẽ được yêu cầu chọn một câu trả lời mô tả đúng nhất về bức tranh bạn đã được xem đó.
Vấn đề cốt lõi cho cách làm bài thi toeic phần thi Nghe đầu tiên này đó là bạn phải xem cẩn thận cả bốn bức tranh cần lựa chọn. Ba câu không chính xác có thể có là:
- Những từ ngữ đề cập đến ngữ cảnh, nhưng không hề liên quan gì đến bức tranh.
- Những từ ngữ có liên quan, nhưng không đúng với bức tranh.
- Từ ngữ và những âm điệu giống nhau, nhưng nội dung lại khác nhau.
- Những từ ngữ đúng, nhưng được sử dụng không chính xác.
- Từ ngữ đúng, nhưng được sử dụng một cách không thể hiểu được.
- Những câu trả lời chỉ đúng có một phần nào đó.
Cách làm bài thi toeic tốt nhất để có thể tiếp cận với loại câu hỏi hình ảnh này đó là nhìn lướt qua toàn bộ bức tranh trong câu hỏi và nhận diện nội dung bức tranh là gì, lưu ý khung cảnh, đồ vật, con người trong bức tranh. Tự đặt câu hỏi: họ là ai?, đó là cái gì?, nơi này là ở đâu?, tại sao bức tranh lại như thế? Hãy cố gắng nghe thật kỹ những từ ngữ được người đọc nhấn mạnh bởi đó chính là nội dung thiết yếu mà bạn cần quan tâm nhất để có câu trả lời chính xác cho câu hỏi về hình ảnh này.
Phần 2: Hỏi và trả lời
Trong phần Nghe thứ hai này của bài test TOEIC, bạn sẽ được hỏi một câu hỏi về hầu hết các lĩnh vực, có thể là những lĩnh vực bạn biết, có thể là những lĩnh vực hoàn toàn xa lạ với bạn. Và bạn phải chọn câu trả lời phù hợp nhất sau những gì bạn nghe được. Cách làm bài thi toeic Nghe phần thứ hai của TOEIC ở đây là bạn cần phải thật tỉnh táo và cảnh giác với những điều sau:
- Những câu hỏi đuôi.
- Câu hỏi yêu cầu Yes hoặc No, hoặc cũng có thể đáp án của câu trả lời không cần câu trả lời trực tiếp Yes hoặc No.
- Những từ có âm điệu giống nhau nhưng nghĩa khác nhau.
- Các câu hỏi bắt đầu bằng Wh-: when, where, why, who, what. Những câu hỏi này cần một câu trả lời logic nhất.
Để làm tốt phần Nghe thứ hai của TOEIC này, cách làm bài thi toeic là bạn cần nắm vững câu hỏi khi nghe được, cũng như tự lưu ý những câu trả lời đáng quan tâm, phù hợp với câu hỏi. Và biết lướt qua những câu trả lời sáo rỗng và không đầu không đuôi. Bạn hãy chọn câu trả lời có khả năng nhất. Nếu bạn nghi ngờ thì hãy cách cuối cùng là đoán, mong cho vào may mắn của bản thân mình. Bạn sẽ không bị mất điểm nếu đoán, bởi vì trường hợp bạn đoán trúng cũng có thể xảy ra. Nhưng chắc chắn bạn sẽ mất điểm khi bạn bỏ trống câu trả lời đó.
Phần 3: Hội thoại ngắn
Trong phần Nghe thứ ba của TOEIC, bạn sẽ được nghe một đoạn hội thoại ngắn. Và sau đó bạn sẽ được hỏi một câu hỏi về nhừng gì bạn được nghe. Bạn cần sử dụng trí nhớ của mình thật tốt nhất có thể. Chiến lược quan trọng cho cách làm bài thi toeic trong phần này là phải lưu ý và cảnh giác với:
- Những từ ngữ thay đổi nghĩa.
- Những từ ngữ phủ định.
- Những từ ngữ liên quan đến thời gian.
- Những từ ngữ có âm điệu giống nhau.
- Những từ ngữ không chính xác, không có trong ngôn ngữ, những từ vô nghĩa.
- Trật tự từ ngữ dễ gây hiều nhầm.
Cách làm bài thi toeic với chiến lược này sẽ có tác dụng nếu như bạn có thể đọc câu hỏi và thậm chí có thể tự trả lời trước cả khi  nghe đoạn hội thoại. Nghĩa là bạn phải luôn suy đoán trước để khi có nghe đến cũng không bất ngờ mà không nhớ bất cứ gì nữa. Kiểm tra những phương án và không được lựa chọn quá vội vàng. Bạn hãy cố gắng ghi nhớ lại tình huống giữa những người nói chuyện với nhau. Bạn hãy phân tích tình hình chung và lựa ra phương án tối ưu nhất cho cách làm bài thi toeic.
Phần 4: Bài nói ngắn
Trong phần Nghe thứ thứ của TOEIC, bạn sẽ được nghe một bài độc thoại và bạn sẽ được hỏi về đoạn độc thoại đó. Cách làm bài thi toeic  là bạn nên rèn luyện những lưu ý tương tự như trong các phần Nghe trước đó, nhưng cần tập trung hơn đến các chi tiết có trong đoạn nói ngắn này. Bạn hãy chú ý đến nội dung của bài Nghe, cố gắng đọc những câu hỏi nếu còn có thời gian và nghe toàn bộ bài nói trước khi chọn đáp án. Sử dụng thật tinh tế khoảng thời gian có được của bạn hoặc thử đoán câu trả lời một cách tốt nhất. Đừng gạt sang một bên hoặc làm mất những thông tin quan trọng có liên quan đến câu hỏi tiếp theo nhé.
Hãy lưu ý những điều sau, và cố gắng thật tốt khâu chuẩn bị này trước khi mong muốn có thể thi được điểm số cao nhất trong kỳ thi TOEIC quan trọng của bạn.
Điều quan trọng nhất cho cách làm bài thi toeic là luôn cố gắng tăng vốn từ vựng của bạn, và đặc biệt là tìm hiểu các thuật ngữ và khái niệm thương mại. Đối với điều này, hữu ích nhất là bạn nên đọc các trang tin tức thương mại của các tờ báo lớn và tạp chí nổi tiếng. Bạn hãy cố gắng tìm hiểu ít nhất là hai mươi từ mới mỗi ngày và luôn thử đặt câu bằng cách sử dụng những từ ngữ mới đó để bạn nhớ chúng tốt hơn. Bạn có thể ghi lại những từ mới trong một vài giấy ghi chú nhỏ và đọc chúng nhiều lần một ngày trong khi bạn đang đi làm hoặc đi học.
 1. Hãy tự kiểm tra thử TOEIC mỗi ngày, trong thời gian hạn chế.
Bạn có thể mua một đĩa CD TOEIC về nghe hoặc bạn có thể nghe một bài kiểm tra trực tuyến. Điều này sẽ giúp bạn làm quen với các dạng câu hỏi và bạn sẽ có thể chuẩn bị cho bài kiểm tra hiệu quả hơn. Sau khi thử một vài bài kiểm tra, bạn sẽ xác định được các yếu điểm của bạn trong kiểm tra mà bạn cần cải thiện là gì. Cách làm bài thi toeic tốt là bạn hãy thử nghe và đọc nhiều câu hỏi trong phần bạn yếu nhất để nâng cao kiến ​​thức của bạn trong phần đó.
2.Phần nghe hiểu, cố gắng lắng nghe những thông tin quan trọng nhất.
Hiểu được các yếu tố quan trọng như mục đích của cuộc nói chuyện, người tham gia vào cuộc trò chuyện, ở đâu, v.v... Lắng nghe cẩn thận và tìm hiểu để phân tích thông tin một cách nhanh chóng như bạn có thể nghe một câu hỏi duy nhất một lần trong bài kiểm tra.
3.Ngủ ngon và ăn một chế độ ăn uống cân bằng vào ngày trước khi thi chính thức.
Hãy thật bình tĩnh tại phòng thi và tự tin rằng bạn có thể đạt được một điểm số cao nhất trong kỳ thi TOEIC đó.

Cách làm bài thi toeic – Phần Đọc
Phần kế tiếp của cuộc thi TOEIC đó chính là phần Đọc hiểu.
Phần bài Đọc hiểu trong bài thi TOEIC khá dài và khó khăn. Để làm tốt phần Đọc hiểu của TOEIC này thì cách làm bài thi toeic là bạn cần nắm vững các kiến thức ngữ pháp căn bản cũng như rèn luyện kỹ năng đọc hiểu ở nhà thật nhiều từ trước khi thi. Xin chia sẻ với các bạn các bí quyết làm bài thi TOEIC để có thể vượt qua phần Đọc hiểu của TOEIC này một cách dễ dàng và trọn vẹn nhất có thể.
Phần 5: Hoàn thiện câu.
Mỗi câu trong phần Đọc hiểu của TOEIC này gồm có một từ hoặc một cụm từ còn thiếu và cần được bạn thêm vào. Thí sinh đọc bốn phương án trả lời cho mỗi câu và chọn phương án trả lời đúng nhất bằng cách tô đen vào ô tròn tương ứng với câu trả lời A, B, C hoặc D trong tờ bài làm của mình. Cách làm bài thi toeic tốt phần năm Đọc hiểu của TOEIC này, bạn nên lưu ý vào các từ đứng trước và đứng sau chỗ trống. Vì nó sẽ giúp bạn có manh mối để kiểm tra câu trả lời đúng nhất. Đọc và hiểu ý nghĩa của cả câu trước khi trả lời.
- Cẩn trọng với các câu trả lời có hình thức sai.
- Cẩn trọng với các từ ngữ bắt đầu hay kết thúc giống nhau.
- Cẩn trọng với các từ ngữ thường bị dùng sai.
Phần 6: Hoàn thiện văn bản
Mỗi đoạn văn trong phần sáu Đọc hiểu của TOEIC này có một số câu còn thiếu một từ hoặc một cụm từ và cần được thêm vào. Thí sinh đọc bốn phương án trả lời cho mỗi câu và chọn phương án trả lời đúng nhất bằng cách tô đen vào ô tròn tương ứng với câu trả lời A, B, C hoặc D trong tờ bài làm của mình. Để làm tốt nhất phần thi thứ sáu Đọc hiểu của TOEIC này, cách làm bài thi toeic là bạn phải luôn nhớ rằng bạn cần phải tìm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống. Đọc cả đoạn văn chứ không chỉ các từ xung quanh chỗ trống đó mà thôi là được. Cố gắng hiểu ý nghĩa của cả đoạn văn tốt nhất có thể của bạn.
- Cẩn trọng với những cụm từ lặp lại và thừa thải.
- Cẩn trọng với những từ không cần thiết.
- Chú ý đến hình thức của từ ngữ và cách chia thì của động từ.
Phần 7: Đọc hiểu
Trong phần thứ bảy Đọc hiểu của TOEIC này, thí sinh đọc các đoạn văn và thì sinh sẽ thấy một số câu hỏi nằm bên dưới mỗi đoạn văn đó. Thí sinh đọc bốn phương án trả lời cho mỗi câu hỏi và chọn phương án trả lời đúng nhất bằng cách tô đen vào ô tròn tương ứng với câu trả lời A, B, C hoặc D trong tờ bài làm của mình. Cũng như trong phần thứ sáu Đọc hiểu của TOEIC,cách làm bài thi toeic là bạn hãy chú ý đến phần giới thiệu của nó. Nó sẽ cho bạn biết số lượng câu hỏi cũng như gợi ý về dạng thông tin trong bài đọc mà bạn có được.
- Trong khi đọc, hãy tự đặt ra các câu hỏi: họ là ai?, đó là cái gì?, tại sao lại như thế? v.v…
- Trước hết hãy đọc lướt sơ qua bài đọc, rồi đọc các câu hỏi một cách cẩn trọng nhất. Sau đó bạn quay lại bài đọc để tìm câu trả lời chính xác cho mình sẽ là cách làm bài thi toeic thông minh.
- Nhiều lựa chọn trả lời chứa thông tin có trong bài đọc, nhưng có thể không liên quan gì đến câu hỏi được đặt ra đâu đây.
- Cũng như các phần thi TOEIC khác, hãy cẩn trọng với các từ ngữ phát âm giống nhau, những con số rối rắm lằng nhằng, và các hình thức từ ngữ sai và các từ ngữ có nghĩa giống nhau, v.v…

Những hướng dẫn về cách làm bài thi toeic này, mong rằng có thể giúp bạn đạt được điểm số cao nhất cho bài thi của mình thật hoàn hảo.