Thi thử TOEIC miễn phí, tư vấn lộ trình học TOEIC. Thi thử TOEIC và tư vấn tài liệu luyện thi TOEIC.

Tiếng anh giao tiếp thông dụng và tầm quan trọng của nó

Không biết từ khi nào cái suy nghĩ phải  học tiếng anh giao tiếp thông dụng đã mặc định trong tư tưởng của người Việt mình. Và làm sao có thể giao tiếp được là câu hỏi mà nhiều người vẫn thường đặt ra. Vậy tại sao không bắt đầu với việc học những câu tiếng anh giao tiếp thông dụng hàng ngày ngay từ bây giờ chứ ? 



Ai cũng bảo tiếng anh giao tiếp là thứ tiếng dễ học nhưng nếu người học không có phương pháp và bí quyết học đúng đắn thì học mấy cũng không đạt được kết quả mong muốn hoặc là sẽ phải rèn luyện trong một thời gian rất dài. Và bạn biết đấy, thời gian cũng như cơ hội không chờ đợi bất cứ ai. Vì thế không nên bỏ lỡ hay phí phạm một giây một phút nào. Dẫu biết là thế nhưng làm sao chúng ta mới có thể tìm ra một phương cách tốt để học tập có hiệu quả mà tiết kiệm thời gian của chính mình. 

Như vấn đề được đặt ra ở đầu bài, giao tiếp được coi là một trong những kĩ năng phải có nếu gọi là thành công. Nhưng “how” mới là điều cần phải suy nghĩ. Đối với tiếng anh giao tiếp thông dụng hàng ngày, từ vựng thường phổ cập, không có tính học thuật cao. Thực tế trong tiếng anh nhắc tới từ vựng thì nhiều vô số nhưng phần lớn trong số chúng ít khi xuất hiện và được sử dụng trong cuộc sống thường ngày. Vì vậy, theo nhiều người cho rằng bạn chỉ cần biết khoảng 2000 – 3000 từ thông dụng là có thể giao tiếp với người nước ngoài. Nếu có thể tích lũy nhiều hơn thì càng tốt.
Tiếng Anh giao tiếp thông dụng là thứ học để vận dụng vào thực tế. Việc học  tiếng Anh giao tiếp hàng ngày không yêu cầu quá nhiều công sức để ghi nhớ và học thuộc lòng, nhưng để có thể tự tin giao tiếp tiếng Anh, việc tạo cho mình thói quen duy trì luyện tập hàng ngày là rất quan trọng. Bởi không phải ai cũng có thể học một lần rồi nhớ mãi, cho nên đối với việc học ngoại ngữ, không thể thiếu yếu tố duy trì luyện tập mỗi ngày. Tuy nhiên, để có được động lực tuyệt đối để kiên trì luyện tập nghe nói tiếng Anh thường xuyên, bước đầu tiên, chúng ta phải xác định được mục tiêu của mình: Học tiếng anh để làm gì? Bạn phải hiểu rõ mình học là để trao đổi công việc ở doanh nghiệp nước ngoài, học để làm việc cùng người ngoại quốc, để đi du lịch, hay để du học… Chỉ khi tìm ra được cho mình những mục tiêu thiết thực hữu ích nhất để học, thì bạn mới có thể tìm ra được phương pháp học tiếng Anh giao tiếp hiệu quả nhất.
Tiếng Anh, đặc biệt là tiếng Anh giao tiếp thông dụng hàng ngày cần nhất là phải được luyện tập thường xuyên để có được phản xạ tốt. Hãy tìm cơ hội để thực hành, nếu không bạn sẽ chỉ học được một ngôn ngữ “chết”.
Tiếng anh giao tiếp thông dụng hàng ngày - Những mẫu câu tiếng anh giao tiếp thông dụng hàng ngày trong giao tiếp
Dưới đây là một số mẫu câu  tiếng anh giao tiếp thông dụng hàng ngày bạn nên biết để áp dụng trong giao tiếp hàng ngày tốt hơn nhé:

1. What’s up? – Có chuyện gì vậy?

2. How’s it going? – Dạo này ra sao rồi?

3. What have you been doing? – Dạo này đang làm gì?

4. Nothing much. – Không có gì mới cả.

5. What’s on your mind? – Bạn đang lo lắng gì vậy?

6. I was just thinking. – Tôi chỉ nghĩ linh tinh thôi.

7. I was just daydreaming. – Tôi chỉ đãng trí đôi chút thôi.

8. It’s none of your business. – Không phải là chuyện của bạn.

9. Is that so? – Vậy hả?

10. How come? – Làm thế nào vậy?

11. Absolutely! – Chắc chắn rồi!

12. Definitely! – Quá đúng!

13. Of course! – Dĩ nhiên!

14. You better believe it! – Chắc chắn mà.

15. I guess so.- Tôi đoán vậy.

16. There’s no way to know. – Làm sao mà biết được.

17. I can’t say for sure. – Tôi không thể nói chắc.
18. This is too good to be true! – Chuyện này khó tin quá!
19. No way! (Stop joking!) – Thôi đi (đừng đùa nữa).
20. I got it. – Tôi hiểu rồi.
21. Right on! (Great!) – Quá đúng!
22. I did it! (I made it!) – Tôi thành công rồi!
23. Got a minute? – Có rảnh không?
24. About when? – Vào khoảng thời gian nào?
25. I won’t take but a minute. – Sẽ không mất nhiều thời gian đâu.
26. Speak up! – Hãy nói lớn lên.
27. Seen Melissa? – Có thấy Melissa không?
28. So we’ve met again, eh? – Thế là ta lại gặp nhau phải không?
29. Come here. – Đến đây.
30. Come over. – Ghé chơi.
31. Don’t go yet. – Đừng đi vội.
32. Please go first. After you. – Xin nhường đi trước. Tôi xin đi sau.
33. Thanks for letting me go first. – Cám ơn đã nhường đường.
34. What a relief. – Thật là nhẹ nhõm.
35. What the hell are you doing? – Anh đang làm cái quái gì thế kia?
36. You’re a life saver. – Bạn đúng là cứu tinh.
37. I know I can count on you. – Tôi biết mình có thể trông cậy vào bạn mà.
38. Get your head out of your ass! – Đừng có giả vờ khờ khạo!
39. That’s a lie! – Xạo quá!
40. Do as I say. – Làm theo lời tôi.
41. This is the limit! – Đủ rồi đó!
42. Explain to me why. – Hãy giải thích cho tôi tại sao.
43. Ask for it! – Tự mình làm thì tự mình chịu đi!
44. In the nick of time. – Thật là đúng lúc.
45. No litter. – Cấm vứt rác.
46. Go for it! – Cứ liều thử đi.
47. What a jerk! – Thật là đáng ghét.
48. How cute! – Ngộ ngĩnh, dễ thương quá!
49. None of your business! – Không phải việc của bạn.
50. Don’t peep! – Đừng nhìn lén!
Có thể bạn quan tâm:

Phương pháp take note khi làm bài thi tiếng Anh



Với một bài thi kết hợp đầy đủ các kỹ năng như TOEFL iBT, kỹ năng note taking là một trong những kỹ năng hết sức quan trọng. Không chỉ là kỹ năng chủ yếu trong phần thi nghe tieng anh, kĩ năng note taking cũng sẽ giúp ích cho các bạn trong học tập hàng ngày, đặc biệt khi nghe giảng hoặc làm việc nhóm. Nhưng trước hết, hãy cùng xem những chiêu thức để vượt qua kì thi nghe với kĩ năng note taking nhé:



1. Cần tập trung và tỉnh táo: 

Chỉ cần lơ là một chút thôi, bạn sẽ đánh mất rất nhiều chi tiết nhỏ quan trọng, đặc biệt là khi nghe các bài nói dài. Khi gặp từ khó hoặc nghe không rõ, tốt nhất nên bỏ qua, đừng nhìn xung quanh hoặc thở dài và để điều đó làm bạn phân tâm, bạn sẽ mất thêm nhiều thông tin quan trọng trong thời gian đó.

2. Làm quen với format chính của 2 dạng bài nghe (conversation và lecture) để có thể hình dung được cách các ý trong bài nghe được sắp xếp và phát triển ra sao.

Ví dụ:

– Đối với bài conversation: thường bắt đầu bằng việc 1 trong 2 người nói trình bày vấn đề mình gặp phải, sau đó 2 người nói cùng đưa ra và thảo luận các phương án giải quyết, cuối cùng đưa ra quyết định sẽ chọn phương án nào (hoặc là không chọn gì cả).

– Đối với bài lecture: cần hết sức chú ý phần mở đầu của lecture bởi nó có thể đưa ra thong tin liên quan đến bài học trước (với ngữ cảnh bài lecture), đưa ra cấu trúc/ ý chính của lecture. Phần kết lecture cũng hết sức quan trọng bởi giáo sư có thể đưa ra yêu cầu cho bài học sau (với ngữ cảnh bài lecture) và quan trọng nhất là tóm tắt lại các ý chính của bài lecture.

Một lưu ý quan trọng khi hoc tieng anh giao tiep hoặc luyện nghe tiếng Anh, luyen nghe toeic là Phát âm chuẩn tiếng Anh rất quan trọng. Biết được cách phát âm chuẩn tiếng Anh sẽ giúp bạn nghe nói cực kì hiệu quả. Đôi khi chúng ta khó khăn khi giao tiep tieng anh cũng chính phì phát âm chưa chuẩn.

3. Chú ý đến trọng âm và các từ được nhấn giọng: trong các bài nói, người nói thường nói với tốc độ vừa phải và có nhấn trọng âm cũng như nhiều từ quan trọng trong câu (key word) như động từ hay trạng từ. Bạn nên chú ý vào các từ đó để ghi lại

4. Chú ý đến những từ chỉ tần suất hoặc số lượng (sometimes, rarely, approximately, around, just about…), những từ nối chuyển ý (but, however, on the other hand, in addition, moreover, consequently…)
5. Sử dụng tiếng Việt để ghi note: có rất nhiều trường hợp bạn nghe được từ nhưng nhất thời chưa nhớ ra cách viết chính xác hay gặp phải một cụm từ quá dài. Lúc đó bạn hoàn toàn có thể viết lại thông tin đó bằng tiếng Việt để việc take note được nhanh hơn và đơn giản hơn.

6. Dùng các chữ viết tắt và các ký hiệu mà bạn thường xuyên sử dụng.

Ví dụ:

– def = definition (định nghĩa)

– wth = with (với)

– &/+ = and

– “=” = equal

7. Viết notes theo dạng dàn ý, phân ra ý lớn ý nhỏ bằng cách sử dụng các ký hiệu, các chữ số, các chữ số La Mã/ ký hiệu, thậm chí mindmap hoặc hình vẽ.

8. Luyện tập thường xuyên: Practise makes perfect. Các giáo trình và sách luyện nghe hiện nay có bán rất nhiều, bạn hoàn toàn có thể luyện nghe thường xuyên ở nhà. Các nguồn luyện nghe khác như tin tức, phim ảnh, nghe đài… cũng cực kì hữu ích khi bạn muốn nâng cao khả năng nghe cũng như note taking.

Tập Luyện Nghe Nói Tiếng Anh qua những mẫu câu đã có sẵn trong băng, hoặc những bài đã được dạy trên lớp. .
Có thể bạn quan tâm:

Một số cặp từ dễ nhầm cách dùng trong tiếng Anh


Hear và Listen
To hear /hiə/ là nghe thấy những tiếng động đến tai dù không chủ đích lắng nghe. Ví dụ: They hear a strange noise in the middle of the night (Họ nghe thấy tiếng động lạ lúc nửa đêm).
mot-so-cap-tu-de-nham-cach-dung-trong-tieng-anh
Còn to listen /'lisn/ dùng để miêu tả việc lắng nghe, tập trung chú ý tới tiếng động đang diễn ra. Ví dụ: I listen to my new music CD (Tôi nghe đĩa nhạc mới).
Như vậy, để phân biệt, người học có thể hiểu hear là hành động nghe không chủ đích, còn listen là nghe có chủ đích (lắng nghe).
Look for, Search và Find
To look for /luk fɔ:/ được dùng với nghĩa là tìm kiếm ai hoặc thứ gì đó, nhưng chưa tìm thấy. Ví dụ: I'm looking for a job (Tôi đang tìm việc làm).
To search /sə:t∫/ đồng nghĩa và có cách dùng tương tự với look for nhưng thường được đề cập kèm với vị trí hoặc không gian cụ thể (không bắt buộc).
Còn to find /faɪnd/ là đã tìm thấy thứ mình muốn (kết thúc quá trình tìm kiếm). Ví dụ: I have found a job (Tôi đã tìm được một công việc).
Một ví dụ khác để thấy rõ hơn về cách dùng của 2 từ này: I looked for my cellphone and found it in the kitchen (Tôi đi kiếm cái điện thoại và thấy nó trong bếp).
Injure và Wound
To injure /in'dӡә(r)/ là làm cho đối phương (hoặc bản thân) bị thương nhưng với tình trạng nhẹ, không đổ máu hoặc có nhưng chỉ là vết trầy xước. Ví dụ: He fell down from a tree and injured himself (Anh ấy ngã khỏi cây và bị thương).
To wound /wuːnd/ gây thương tích nặng hơn và có đổ máu cho đối phương (hoặc bản thân). Ví dụ: He wounded me with a knife (Hắn lấy dao đâm tôi bị thương).
Deal with và Deal in
To deal with /di:l wið/ mang nghĩa buôn bán, giao dịch với ai. Ví dụ: My dad deals with a farmer (Cha tôi buôn bán với một bác nông dân).
Còn to deal in /di:l in/ là kinh doanh mặt hàng nào đó. Ví dụ: The butcher deals in meat (Người làm hàng thịt buôn thịt).
Sink và Drown
To drown /draʊn/ có nghĩa chết đuối, chết chìm và chỉ được dùng khi nói về sinh vật. Ví dụ: He was drowned in a flood (Anh ấy chết đuối trong trận lũ). To sink /sɪŋk/ mang nghĩa chìm và được áp dụng cho cả người, động vật và đồ vật. Ví dụ: The Titanic sank on April 1912 (Con tàu Titanic chìm vào tháng 4/1912).
Có thể bạn quan tâm:

Cấu tạo chung của một bài đọc về quảng cáo sản phẩm trong PART 7-TOEIC

Các bạn cũng biết, phần 7 là một phần khoai nhất, “oải” nhất của phần Reading trong Bài test toeic. 1 trong những điểm cốt lõi tạo nên thành công trong việc chinh phục phần này, đó là TỐC ĐỘ ĐỌC, mà điều này lại phụ thuộc vào việc nắm được cấu trúc của các dạng bài, từ vựng tốt và rèn luyện thường xuyên bằng cách đọc thật nhiều. 


Hôm nay mình giới thiệu với các bạn về cấu trúc của một bài quảng cáo mà cụ thể là quảng cáo 1 sản phẩm nào đó (PRODUCT ADVERTISEMENT). Các em bạn biết là các bài quảng cáo chiếm khoảng 18% tổng số bài đọc, chỉ sau thư tín thương mại (33%) không? :)


Thông thường, các dạng bài đọc luôn cấu tạo 3 phần là INTRODUCTION, BODY và CONCLUSION. Đối với một quảng cáo sản phẩm, thì 3 phần này gồm một số thông tin sau:

INTRODUCTION:

- Tiêu đề: giúp chúng ta hiểu người ta đang quảng cáo cái gì

- Nhưng nhiều khi không xuất hiện tiêu đề cụ thể là một sản phẩm gì, mà nó được thay bằng các lời lẽ quảng cáo hấp dẫn mà mình phải đọc thêm 1-2 câu nữa mới hiểu.

- Câu hỏi đặt ra của phần này rất hay hỏi: What is being advertised? (Cái gì đang được quảng cáo?) và mình phải đọc kỹ phần đầu để tìm ngay được câu trả lời.
BODY:

- Trọng tâm của phần này chính là các đặc điểm hấp dẫn, nổi bật của sản phẩm. Sản phẩm có gì hay ho, đặc biệt, sẽ được trình bày ở đây. Các câu hỏi đặt ra ở phần này chủ yếu là câu hỏi thông tin chi tiết.

- Ngoài ra, còn có các chính sách khuyến mại

CONCLUSION:

- Chứa các thông tin phụ như là giá đã có thuê hay chưa, khuyến mãi áp dụng thế nào…

- Đặc biệt, có thể chưa thông tin làm sao để mua sản phẩm đó, liên lạc với ai….thường là địa chỉ liên lạc của cửa hàng hay công ty bán sản phẩm đó.
Có thể bạn quan tâm:

9 mẹo hay để viết chuẩn chính tả tiếng Anh

Điều đầu tiên là xác định xem bạn muốn học cách viết của quốc gia nào. Tiếng Anh của Mỹ, Anh, Canada hay Australia đều có một số từ có cách viết khác nhau. Chẳng hạn như từ "màu sắc" là "color" với tiếng Anh-Mỹ và "colour" với Anh-Anh. Sau đó, bạn có thể rèn luyện với các bước sau:
1. Sử dụng thuật ghi nhớ
Ghi nhớ thông tin không dễ, nhưng sẽ dễ hơn nếu bạn biến thông tin ấy trở nên ấn tượng, ý nghĩa. Thuật ghi nhớ biến thông tin đơn thuần thành những hình ảnh, giai điệu hay trong ngữ cảnh một câu văn.
Giai điệu và bài hát khiến từ ngữ và thông tin dễ nhớ hơn. Ví dụ, có một bài thơ về cách đánh vần được các học sinh thường truyền tai như sau:
At the end of a word if you find silent e,
Then throw it away, -- for there it can't be
When an affix you add with a vowel commencing;
Thus "rogue" will make "roguish," and "fence" will make "fencing";
But if -able or -ous follow soft c or g,
Then, "change" you make "changeable", keeping the e.
(Khi cuối từ xuất hiện chữ e là âm "câm"
Và bạn muốn thêm hậu tố có bắt đầu là một nguyên âm
Thì bạn hãy vứt nó đi, vì nó không thể ở chỗ đó
Chẳng hạn như "rouge" trở thành "roguish" và "fence" trở thành "fencing"
Không áp dụng nếu hậu tố "able" hoặc "ous" nằm cuối từ có âm nhẹ là "c" hay "g"
Chẳng hạn như "change" trở thành "changeable", bạn vẫn giữa chữ "e")
Bạn có thể tham khảo những bài thơ tương tự hoặc tự sáng tác nên. Trong tiếng Việt, bạn cũng từng nghe đến những bài thơ như:
"O" tròn như quả trứng gà
"Ô" thì đội nón, "ơ" thời thêm râu.
"Acronym" - một từ được tạo bằng cách viết tắt các chữ cái đầu của một cụm từ cũng là một cách hay để học chính tả. Bạn có thể sử dụng các từ viết tắt có sẵn để học cả cụm, chẳng hạn như "LOL" là viết tắt của "Laughing Out Loud" (cười lớn) hoặc tự tạo cho mình một cách viết tắt để nhớ từ. "Rhythm" là một từ khó viết đúng chính tả. Bạn có thể xem "RHYTHM" là viết tắt các chữ cái đầu của câu ""Rhythm Helps Your Two Hips Move." (Nhịp điệu khiến hai hông của bạn lắc lư).
An island is land surrounded by water.
"An island is land surrounded by water".
Thuật ghi nhớ còn có thể được thể hiện bằng việc đặt câu. Chẳng hạn, nếu từ "island" khó đánh vần, bạn có thể đặt một câu như sau "An island is land surrounded by water" và từ đó ghi nhớ, "island" là kết hợp của từ "is" và "land".
2. Học một vài quy tắc
Thỉnh thoảng, bạn có thể học thuộc một số quy tắc để biết cách viết của từ. Chẳng hạn, nếu không hiểu vì sao tính từ "happy" khi chuyển thành danh từ lại phải đổi chữ "y" thành "i", bạn có thể học quy tắc "Khi thêm một hậu tố vào một từ có kết thúc là 'y' thì 'y' phải được đổi thành 'i', ví dụ cặp 'try - tries', 'party - parties".
3. Lưu ý những từ có đánh vần khác thường
Có một số từ tiếng Anh khó viết đúng ngay với cả người bản địa, ví dụ lose và loose, resign và re-sign, compliment và complement. Bạn nên lưu ý và ưu tiên học thuộc những từ dễ gây nhầm nhưng hay được dùng như: across, basically, beginning, believe, foreign, friend, forty, interrupt, until, weird.
4. Viết danh sách những từ bạn hay viết sai
Thay vì cố nhớ danh sách những từ khó đánh vần do người khác biên soạn, bạn có thể tự lập nên một danh sách của riêng mình, học cách nhớ chúng với thuật ghi nhớ nêu trên. Biết mình cần gì là một phần quan trọng của việc học.
Có thể bạn quan tâm:

10 bí quyết 'đỉnh' để giỏi nói tiếng Anh


Dù vốn từ vựng hay khả năng phát âm kém cỡ nào, bạn cũng nên tỏ ra tự tin và nói nhiều nhất có thể khi có cơ hội. Không ai cười chê khi bạn mắc lỗi, ngược lại họ có thể càng nhiệt tình giúp bạn sửa lỗi hơn. Chỉ có cách luyện tập càng nhiều càng tốt thì mới giúp bạn cải thiện độ lưu loát, vốn từ vựng.... Hãy nhớ rằng kỹ năng nói giống như chơi nhạc hay chơi thể thao ở chỗ cách duy nhất để giỏi lên là bắt tay vào làm.

2. Sử dụng công nghệ
Một chiếc smartphone có thể là công cụ đắc lực cho việc học nói. Bất cứ khi nào có thể, bạn hãy ghi âm chính giọng nói của mình, sau đó nghe lại để biết mình nói như thế nào. Ngoài ra, còn nhiều ứng dụng khác giúp bạn tổ chức giờ giấc luyện tập, hay ghi chú những từ mới cần học trong ngày, trong tuần.
3. Lắng nghe
Thường xuyên nghe bản tin tiếng Anh hoặc nghe các bài hát rất hiệu quả cho kỹ năng phát âm. Bên cạnh đó bạn cũng học thêm nhiều từ vựng, cách diễn đạt. Nghe càng nhiều, bạn càng học được nhiều. Khi nghe, hãy cố gắng bắt chước những gì mình nghe được, từ cách phát âm, nhấn trọng âm trong từ, trong câu, ngữ điệu của câu...
4. Đọc to lên
Không cần phải ngại ngùng vì bạn có thể làm việc này lúc chỉ có một mình. Hãy cầm lấy một cuốn tạp chí, tờ báo và đọc to cả bài. Thậm chí nếu có một chương trình TV hay show truyền hình thực tế yêu thích, bạn có thể tìm kiếm lời thoại của nó và đọc to lên. Đây là cách tuyệt vời để luyện phát âm. Bạn chỉ cần tập trung vào việc làm thế nào để cách đọc của mình đúng và diễn cảm nhất có thể, không cần lo lắng về cấu trúc từ hay ngữ pháp vì tư liệu có sẵn được xem như một bài "văn mẫu".
5. Học một từ vựng tiếng anh mới mỗi ngày
Chọn một từ mới mà bạn muốn học trong ngày hôm đó, sử dụng từ càng nhiều càng tốt trong các câu văn, ngữ cảnh khác nhau. Dùng nó cho đến khi bạn hiểu kỹ về nó và từ đó cần thường xuyên áp dụng trong văn nói.
6. Xem phim
Hãy xem phim tiếng Anh không có phụ đề, xem không chỉ để giải trí mà còn tập trung hết sức vào những từ, cụm từ, cách diễn đạt mà diễn viên nói ra. Bạn có thể xem lại phụ đề sau đó để kiểm tra lại khả năng nghe của mình. Ngoài ra, để biến những gì vừa học được thành của mình, hãy cố gắng xem lại vài lần để bắt chước cách phát âm trong phim. Đây thực sự là một cách học thú vị và bạn sẽ không bao giờ thấy chán.
7. Kết bạn
Nếu không có người bạn nào thực sự giỏi tiếng Anh thì thật đáng tiếc. Hãy cố gắng tìm lấy một vài người bạn bản ngữ, hoặc ít nhất là người giỏi nói tiếng Anh. Bạn sẽ học được nhiều khi nói chuyện bằng tiếng Anh với họ.
8. Làm những hoạt động thú vị bằng tiếng Anh
Hãy tham gia một khoa học nấu nướng dành cho người nước ngoài nói tiếng Anh, hoặc tham gia câu lạc bộ sách tiếng Anh, câu lạc bộ nói tiếng Anh. Bất cứ những gì bạn thích làm, hãy cố gắng thực hiện nó ngay miễn là giao tiếp bằng thứ ngôn ngữ bạn muốn học. Khi dùng tiếng Anh để nói về những thứ mình yêu thích, bạn sẽ thấy dễ nói hơn nhiều.
9. Tranh luận bằng tiếng Anh
Tìm lấy một vài người bạn chung mục đích, cùng nhau nêu ra một chủ đề và tranh luận, bàn bạc về nó. Cố gắng dùng càng nhiều từ vựng càng tốt để minh họa cho quan điểm của mình, đồng thời cẩn thận lắng nghe ý kiến của người khác. Bạn sẽ học được nhiều điều từ những hoạt động như thế này.
10. Sử dụng từ điển trực tuyến
Từ điển trực tuyến nào cũng có phần audio về cách đọc của từ vựng. Bất cứ khi nào không chắc về cách phát âm của một từ, bạn có thể mở từ điển để tra lại.
Nếu áp dụng tất cả những bí quyết trên, chắc chắn kỹ năng nói của bạn sẽ tiến bộ nhanh không tưởng. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn nằm ở bản thân. Nếu không bắt đầu ngay từ bây giờ, có thể bạn sẽ không bao giờ tiến bộ.
Có thể bạn quan tâm:

13 MẪU CÂU VỚI "WHAT"


 ---1. What time…?
- What time will the delegation arrive? (Khi nào đoàn đại biểu sẽ tới ?
2. What kind of/ What sort of…?
- What kind of music do you mostly listen to? (Loại nhạc nào mà bạn thường nghe?)

3. What do you think of (about)…?
- What do you think about their new plan? (Bạn nghĩ thế nào về kế hoạch mới của chúng tôi ?)
4. What if...?
- What if she's there? (Lỡ cô ấy có ở đó thì sao?)
- So what if it rains? (Vậy nếu trời mưa thì sao?)
5. What... for?
- What is this machine for? (Cái máy này dùng để làm gì vậy?)
6. What about + Noun/Noun phrase/V-ing…?
- What about going out for a walk? (Ra ngoài đi dạo chút nhé?)
- What about a glass of beer? (Một ly bia nha?)
7. What make + be + S?
- What make is that perfume? (Nước hoa này là hiệu gì vậy?)
8. What + would + S + like?
- What would you like? (Em muốn gì?)
9. What + a/ an + Adj + Noun + S + V!
- What a beautiful smile you have! (Bạn có nụ cười đẹp quá!)
- What a good picture they saw! (Tôi đã xem một bức tranh thật tuyệt)
10. What + to be + S + like?
- What was your holiday like? (Kỳ nghỉ của anh thế nào?)
11- What happened?: Xảy ra chuyện gì vậy?
12- Guess what: Đoán xem là gì nào
13- So what?: Thì đã sao nào?
Có thể bạn quan tâm:

TỪ VỰNG CÁC MÔN THỂ THAO


Tự học toeic điểm cao đòi hỏi chúng ta nỗ lực rất nhiều. Một trong những cửa ải quan trọng khi chuẩn bị cho kì thi TOEIC chính là học Từ vựng toeic. Cùng bổ sung vốn từ vựng TOEIC của bạn bằng một số từ vựng chủ đề NGHỀ NGHIỆP dưới đây nhé!Tự học toeic điểm cao đòi hỏi chúng ta nỗ lực rất nhiều. Một trong những cửa ải quan trọng khi chuẩn bị cho kì thi TOEIC chính là học Từ vựng toeic. Cùng bổ sung vốn từ vựng TOEIC của bạn bằng một số từ vựng chủ đề NGHỀ NGHIỆP dưới đây nhéTu hoc tieng anh giao tiep đòi hỏi chúng ta nỗ lực rất nhiều. Cùng bổ sung vốn từ vựng của bạn bằng một số từ vựng chủ đề THỂ THAO  dưới đây nhé!
1- aerobics: thể dục thẩm mỹ/thể dục nhịp điệu
2- archery: bắn cung
3- athletics: điền kinh
4- badminton: cầu lông
5- baseball: bóng chày
6- basketball: bóng rổ

7- beach volleyball: bóng chuyền bãi biển
8- boxing: đấm bốc
9- billiards: bi-a
10- climbing: leo núi
11- darts: trò ném phi tiêu
12- diving: lặn
13- fishing: câu cá
14- football: bóng đá
15- golf: đánh gôn
16- gymnastics (gym): tập thể hình
17- hiking: đi bộ đường dài
18- hockey: khúc côn cầu
19- horse racing: đua ngựa
20- horse riding: cưỡi ngựa
21- hunting: đi săn
22- ice hockey: khúc côn cầu trên sân băng
23- ice skating: trượt băng
24- rollerblading: trượt pa-tanh
25- jogging: chạy bộ
26- fencing: đấu kiếm
27- karate: võ karate
28- kick boxing: võ đối kháng
29- martial arts: võ thuật
30- motor racing: đua ô tô
31- rugby: bóng bầu dục
32- skateboarding: trượt ván
33- surfing: lướt sóng
34- swimming: bơi lội
35- ping-pong, table-tennis: bóng bàn
36- tennis : quần vợt
37- volleyball: bóng chuyền
38- water polo: bóng nước
39- wrestling: đấu vật
40- long jump: nhảy xa
ĐỊA ĐIỂM CHƠI THỂ THAO
41- football pitch: sân bóng đá
42- golf-course: sân gôn
43- gym: phòng tập
44- ice rink: sân trượt băng
45- racetrack: đường đua
46- running track: đường chạy đua
47- squash court: sân chơi bóng quần
48- swimming pool: hồ bơi
49- tennis court: sân tennis
50- boxing ring: võ đài quyền anh
Có thể bạn quan tâm:

CÁCH ĐỌC NGÀY THÁNG TRONG TIẾNG ANH

1. Cách đọc viết ngày tháng theo Anh-Anh.

- Ngày luôn viết trước tháng và bạn có thể thêm số thứ tự vào phía sau (ví dụ: st, th...), đồng thời bỏ đi giới từ of ở vị trí trước tháng (month). Dấu phẩy có thể được sử dụng trước năm (year), tuy nhiên cách dùng này không phổ biến.
Ví dụ: 
o 6(th) (of) January(,) 2009 (Ngày mùng 6 tháng 1 năm 2009)
o 1(st) (of) June(,) 2007 (Ngày mùng 1 tháng 5 năm 2007)
- Khi đọc ngày tháng theo văn phong Anh – Anh, bạn sử dụng mạo từ xác định trước ngày
Ví dụ: o March 2, 2009 - March the second, two thousand and nine

2. Cách đọc và viết theo Anh-Mỹ
- Nếu như viết ngày tháng theo văn phong Anh-Mỹ, tháng luôn viết trước ngày và có mạo từ đằng trước nó. Dấu phẩy thường được sử dụng trước năm
Ví dụ:
o August (the) 9(th), 2007 (Ngày mùng 9 tháng 8 năm 2007)
- Bạn cũng có thể viết ngày, tháng, năm bằng các con số và đây cũng là cách thông dụng nhất.
Ví dụ:
o 9/8/07 hoặc 9-8-07
Tuy nhiên nếu bạn sử dụng cách viết như trong ví dụ trên, sẽ rất dễ xảy ra nhầm lẫn bởi nếu hiểu theo văn phong Anh-Anh sẽ là ngày mồng 9 tháng 8 năm 2007 nhưng sẽ là mồng 8 tháng 9 năm 2007 theo văn phong Anh-Mỹ.
Như vậy bạn nên viết rõ ràng ngày tháng bằng chữ (October thay vì chỉ viết số 10) hoặc sử dụng cách viết tắt (Aug, Sept, Dec...) để tránh sự nhầm lẫn đáng tiếc xảy ra
- Khi đọc ngày tháng theo văn phong Anh – Mỹ, bạn có thể bỏ mạo từ xác định:
Ví dụ: o March 2, 2009 - March second, two thousand and nine.
Lưu ý:
Nếu bạn đọc ngày trước tháng thì bạn phải sử dụng mạo từ xác định trước ngày và giới từ of trước tháng.
Ví dụ: o 2 March 2009 - the second of March, two thousand and nine
o 4 September 2001 - the fourth of September, two thousand and one
Có thể bạn quan tâm:

CẤU TRÚC CÂU BỊ ĐỘNG


Câu bị động được dùng khi ta muốn nhấn mạnh vào hành động trong câu.

CÔNG THỨC CHUNG

 S+BE+V past participle(P2) 

ĐIỀU KIỆN ĐỂ CÓ THỂ BIẾN ĐỔI 1 CÂU TỪ CHỦ ĐỘNG THÀNH BỊ ĐỘNG:

- V trong câu chủ động phải là Transitive Verb (Ngoại động từ: đòi hỏi có O theo sau)
- Các O (trực tiếp, gián tiếp) phải được nêu rõ ràng

QUY TẮC:

 Khi biến đổi 1 câu từ chủ động sang bị động ta làm theo các bước sau:
a. Xác định S, V, O và thì của V trong câu chủ động.
b. Lấy O trong câu chủ động làm S của câu bị động.
Lấy S trong câu chủ động làm O và đặt sau By trong câu bị động.
c. Biến đổi V chính trong câu chủ động thành PP2 (Past Participle) trong câu bị động.
d. Thêm To be vào trước PP2 trong câu bị động (To be phải chia theo thời của V chính trong câu
chủ động và chia theo số của S trong câu bị động).

BẢNG CÔNG THỨC  CÁC THÌ Ở THỂ BỊ ĐỘNG:

Tense
Active
Passive
Simple PresentS + V + OS + be + PP.2 + by + O
Present ContinuousS + am/is/are + V-ing + OS + am/is/are + being + PP.2 + by + O
Present PerfectS + has/have + PP.2 + OS + has/have + been + PP.2 + by + O
Simple PastS + V-ed + OS + was/were + PP.2 + by + O
Past ContinuousS + was/were + V-ing + OS + was/were + being + PP.2 + by + O
Past PerfectS + had + PP.2 + OS + had + been + PP.2 + by + O
Simple FutureS + will/shall + V + OS + will + be + PP.2 + by + O
Future PerfectS + will/shall + have + PP.2 + OS + will + have + been + PP.2 + by + O
Be + going toS + am/is/are + going to + V + OS + am/is/are + going to + be + PP.2 + by + O
Model VerbsS + model verb + V + O
S + modal Verb + have +P2
S + model verb + be + PP.2 + by + O
S + modal Verb + have been +P2


CÁC TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT:

1/ It's your duty to+Vinf

-->bị động: You're supposed to+Vinf VD:  It's your duty to make tea today.
>> You are supposed to make tea today.

2/ It's impossible to+Vinf

-->bị động: S + can't + be + P2
VD: It's impossible to solve this problem.
>> This problem can't be solve.

3/ It's necessary to + Vinf

--> bị động: S + should/ must + be +P2 VD: It's necessary for you to type this letter. >> This letter should/ must be typed by you.

4/ Mệnh lệnh thức + Object.

--> bị động: S + should/must + be +P2.
VD: Turn on the lights!
>> The lights should be turned on.

BỊ ĐỘNG CỦA ĐỘNG TỪ MAKE/ LET

Công thức chủ động : S + make/ let + sb+ Vinf. --> Bị động: S +be+ made + to + Vinf/let + Vinf.
VD: My parent never let me do anything by myself.
>> I'm never let to do anything by myself.

BỊ ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC " NHỜ AI LÀM GÌ"

Chủ động: S + have(get) + sb + (to)Vinf -->Bị động: S + have/ get + st +done.
VD: I have my father repair my bike.
>> I have my bike repaired by my father.

BỊ ĐỘNG CỦA ĐỘNG TỪ ĐI SAU NÓ LÀ MỘT ĐỘNG TỪ Ở DẠNG VING

Các động từ đó như : love, like, dislike, enjoy, fancy, hate, imagine, regret, mind, admit, involve, deny, avoid....etc
>> Chủ động: S + V + sb Ving
Bị động: S + V + sb/st + being + P2 
VD: I like you wearing this dress. >> I like this dress being worn by you.

BỊ ĐỘNG CỦA CÁC ĐỘNG TỪ TRI GIÁC( VP --- VERB OF PERCEPTION)

1/ Cấu trúc 1: S + Vp + sb + Ving.

(Ai đó chứng kiến người khác làm gì và chỉ thấy 1 phần của hành động hoặc 1 hành động dand diễn ra bị 1 hành động khác xen vào)
VD: Opening the door, we saw her overhearing us.

2/ Cấu trúc 2: S + Vp + sb + V.

(Ai đó chứng kiến người khác làm gì từ đầu đến cuối)
VD: I saw him close the door and drive his car away.
NOTE: riêng các động từ : feel, find, catch thì chỉ sử dụng công thức 1.
>> Bị động: S + be + P2(of Vp) + to +Vinf
VD: He was seen to close the door and drive his car away.

BỊ ĐỘNG KÉP.

1/ Khi main verb ở thời HIỆN TẠI

Công thức: 
People/they + think/say/suppose/believe/consider/report.....+ that + clause.
>> Bị động:
a/ It's + thought/said/ supposed/believed/considered/reported...+ that + clause
( trong đó clause = S + Vinf + O)
b/ Động từ trong clause để ở thì HTDGhoặc TLĐ
S + am/is/are + thought/ said/supposed... + to + Vinf
VD: People say that he is a good doctor.
>> It's said that he is a good doctor.
He is said to be a good doctor.
c/ Động từ trong clause để ở thời QKDG hoặc HTHT.
S + am/is/are + thought/ said/ supposed... + to + have + P2.
VD: People think he stole my car.
>> It's thought he stole my car.
He is thought to have stolen my car.

2/ Khi main verb ở thời QUÁ KHỨ.

Công thức:  People/they + thought/said/supposed...+ that + clause.
>> Bị động:
a/ It was + thought/ said/ supposed...+ that + clause.
b/ Động từ trong clause để ở thì QKĐ:
S + was/were + thought/ said/ supposed... + to + Vinf.
VD: People said that he is a good doctor.
>> It was said that he is a good doctor.
He was said to be a good doctor.
c/ Động từ trong clause ở thì QKHT 
S + was/were + thought/ said/ supposed... + to + have + P2.
VD: They thought he was one of famous singers.
>> It was thought he was one of famous singers. He was thought to be one of famous singers.

BỊ ĐỘNG CỦA TÁM ĐỘNG TỪ ĐẶC BIỆT

Các động từ : suggest, require, request, order, demand, insist(on), recommend.
Công thức: 
S + suggest/ recommend/ order/ require... + that + clause.
( trong đó clause = S + Vinf + O)
>> Bị động:
It + was/ will be/ has been/ is... + P2( of 8 verb) + that + st + be + P2.
( trong đó "be" là không đổi vì động từ trong clause ở câu chủ động ở dạng Vinf)
VD: He suggested that she buy a new car. >> It was suggessted that a new car be bought.

BỊ ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC CHỦ NGỮ GIẢ " IT".

Công thức: 
It + be + adj + for sb + to do st.
>> Bị động:
It + be + adj + for st + to be done.
VD: It is difficult for me to finish this test in one hour >> It is difficult for this test to be finished in one hour.

BỊ ĐỘNG TRONG TRƯỜNG HỢP 2 TÂN NGỮ.

Trong đó : Oi = Indirect Object.
Od = Direct Object.
Công thức: 
S + V + Oi + Od
>> Bị động:
1/ Oi + be + P2( of V) + Od.
2/ Od + be + P2( of V) + to Oi. 

( riêng động từ " buy" dùng giới từ " for" ).
VD: My friend gave me a present on my birthday.
>> A present was given to me by my friend on my birthday.
I was given a present on my birthday by my friend.
THAM KHẢO:

Phân biệt 5 cấu trúc câu dễ nhầm lẫn khi ôn thi toeic


Các bạn luyện thi toeic chắc chắn sẽ gặp khó khăn với những cặp đôi cấu trúc câu sau:

1. In case of và in case:

a.In case of + N (= If there is/are )
Eg: In case of a fire, you should use stair.
(= If there is a fire, you shoulh use stair)

b. In case + S + do/does/did + V (= Because it may/might happen)
Eg: He took an umbrella in case it rained
(= He took an unbrella because it might rain)

2. As a result và as a result of:

a. As a result (+ clause) = therefore
Eg: Bill had not been working very hard during the course. As a result, he failed the exams.
(= Bill had not been working very hard during the course. Therefore, he failed the exams)

b. As a result of (+ noun phrase) = because of
Eg: The accident happened as a result of the fog.
(= The accident happened because of the fog)

3. Hardly / Scarelyvà no sooner: (với nghĩa ngay khi)

a. Hardly/ Sccarely + clause 1 + when + clause 2
Eg: Hardly will he come when he wants to leave.

b. No sooner + clause 1 + than + clause 2
Eg: No sooner does she earn some money than she spends it all.

4. Like doing something và would like to do something

a. Like doing something: Ta dùng cấu trúc này để nói về một sở thích
Eg: I like playing guitar. = My hobby is playing guitar.

b. Would like to do something: Ta dùng cấu trúc này để nói về sở thích nhất thời
Eg: I'd like to drink some coffee. = I want to drink some coffee now.

5. Not like to do something và not like doing something

a. Not like to do something: Ta dùng cấu trúc này để nói về một việc ta không thích và không làm
Eg: I don't like to go out with you.

b. Not like doing something: Ta dùng cấu trúc này để nói đến một việc ta không thích nhưng vẫn phải làm
Eg: I don't like doing my homework.

Tham khảo thêm tài liệu luyện thi toeic để mở rộng kiến thức về ngữ pháp và từ vựng nhé!
Có thể bạn quan tâm:
bằng toeic
lệ phí thi toeic
học toeic