“TOEIC cần quái gì phải đến lớp học, tài liệu trên mạng đầy, ở nhà tự học là được”Hoàn toàn chính xác luôn! Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách tự hoc TOEIC như thế nào là hiệu quả và đúng phương pháp nhất. Rất nhiều, rất nhiều những bạn tự luyện thi TOEIC online, kết thúc với 1 số điểm không như ý và 1 tâm lý chán nản, ghét bỏ tiếng Anh.
Trong bài viết này, tôi sẽ giải mã hết tất cả những sai lầm mà đa số những bạn tự luyện TOEIC tại nhà mắc phải sau qua hơn 100 cuộc phỏng vấn với những bạn đã và đang ôn thi TOEIC.
Trước khi đọc tiếp, tôi muốn cảnh báo rằng đọc bài này có thể khiến bạn buồn đấy. Buồn nhiều chứ không phải buồn nhẹ. Bởi vì tôi nói quá trúng những vấn đề bạn đang mắc phải.
Nhưng sau cái buồn đó có thể bạn sẽ email cảm ơn tôi rối rít luôn đó. Bởi vì chỉ đọc qua bài này, mà tôi đã tiết kiệm được cho bạn nhiều tháng trời ôn luyện không hiệu quả, và biết cách nào để tự luyện TOEIC 1 cách đỉnh nhất.
Có phải bạn:
- Cố gắng rất nhiều mà vẫn không nghe được?
- Đôi khi bạn nghe câu hỏi và đáp án có cái âm gì gần giống nhau, bạn chọn nhưng đó lại là đáp án sai?
- Bạn nghe được nhưng cuối cùng vẫn không trả lời được câu hỏi vì … không nhớ gì hết @@.
- Đọc rất nhiều lần mới có thể trả lời được câu hỏi?
- Đôi khi bạn cảm thấy mệt mỏi, và chỉ muốn đánh đại ở những câu cuối phần đọc?
NHỮNG ĐIỀU CẦN CHÚ Ý TRONG PHẦN NGHE
1) Phần 1: đề bài sẽ cho các bạn 10 tấm hình, 4 đáp án, nhiệm vụ của bạn là phải chọn đáp án miêu tả bức hình đó. Khi xem hình, bạn hãy chuẩn bị cho mình sẵn các đáp án có thể nghe bằng cách trả lời các câu hỏi: When, What, Where, Which, How, Why, How much…, Bạn cũng cần chú ý các bố cục và những chi tiết nhỏ nữa nhé.
2) Phần 2 gồm các câu từ 11 – 40, là các câu hỏi yes – no, when, where, why, what, how, hay đơn thuần là một câu tường thuật về một vấn đề nào đó. Phần này bạn chỉ cần nghe được các từ để hỏi What, When, Who, Which… thì khả năng trả lời của bạn cực cao. Hãy cố gắng nghe được từ để hỏi nhé!
3) Phần còn lại là các đoạn đối thoại ngắn, hoặc các đoạn độc thoại, từ đó bạn sẽ trả lời các câu hỏi. Trong phần này, hãy dành thời gian khi băng đọc phần hướng dẫn, bạn tranh thủ đọc các câu hỏi và các câu trả lời nhé, nó sẽ giúp rất nhiều trong việc bạn định hướng nghe điều gì để tìm câu trả lời đó.
Ngoài ra, các bạn hãy học ghi chú những keyword nhé, nó sẽ giúp bạn nhớ các lại toàn bộ đoạn nghe đó. Các bạn nên liên tưởng chúng thành một câu chuyện cho mình như thế sẽ dễ nhớ hơn nếu bạn ghi chú không kịp hay không có thói quen ghi chú. Đó là lí do vì sao có một số bạn lại nhớ lịch sử Trung Quốc còn nhiều hơn Việt Nam, bởi vì các bạn nhớ lịch sử Trung Quốc qua các bộ phim.
4) Một điều nữa bạn cần lưu ý, bạn sẽ rất dễ bị đánh lừa bởi các từ đồng âm, đồng thanh, bên cạnh đó, họ sử dụng rất nhiều từ đồng nghĩa, trái nghĩa, vì thế bạn hãy nhớ phải học gia đình từ nữa nhé.
Chẳng hạn, họ thường đánh lừa các bạn như thế này; “We are working” và “We are Walking” phải không nào? Đặc biệt, các câu trả lời mà bạn nghe có phần giống như câu hỏi thì thường không phải là đáp án đúng.
5) Người bản xứ đọc có rất nhiều chỗ lướt, vì vậy, bạn đừng cố gắng nghe hết từng từ mà hãy cố gắng nghe 3 thành phần chính S – V – O nhé.
Chẳng hạn, khi các bạn viết thì rất rõ ràng, tuy nhiên, khi họ nói thì thường nuốt âm và phụ thuộc vào cảm xúc rất nhiều, vì thế, rất dễ khiến bạn cảm thấy bối rối.
Ví dụ: “I will” đó là lúc viết nhưng khi nói thường bạn sẽ không nghe được từ “will” vì họ đã nuốt chữ rồi. Hay bạn viết “want to” nhưng người nói lại nói là “wanna”. Trong trường hợp mà bạn không nghe được, bạn vẫn cứ chọn 1 trong các đáp án nhé. Hãy tin vào trực giác của bạn, tuyệt đối đừng bỏ câu nào hết. Bạn hãy tin vào chính mình!
Trong phần 2, sẽ chia sẻ cho các bạn 4 điều bí mật còn lại để làm tốt phần đọc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét