Thi thử TOEIC miễn phí, tư vấn lộ trình học TOEIC. Thi thử TOEIC và tư vấn tài liệu luyện thi TOEIC.

Cách đọc các ký tự đặc biệt trong tiếng Anh


@ đọc như “at” trong tiếng Anh
# = number, hash (British English), pound (American English)
$ = dollar
£ = pound (British English)

% = percent
^ = caret (dùng để đánh dấu chỗ phải thêm chữ còn sót)
& = ampersand ( mình vẫn thường nghe mọi người đọc kí hiệu này là ‘and’ đấy :mrgreen: )
* = asterisk (ký hiệu này xuất hiện trên bàn phím điện thoại còn được đọc là Star )
~ = tilde (dùng trong từ điển, để thay cho từ đầu mục trong 1 số phần của 1 mục t / dùng trên chữ n trong tiếng Tây Ban Nha)
! = exclamation mark
() = parentheses
– = hyphen (dấu nối trong từ ghép)
_ = underscore, understroke (dấu gạch dưới từ, ngữ dùng để nhấn mạnh)
+ = plus sign
– = minus sign
× = multiplication sign
÷ = division sign
= = equals
[] = square brackets
{} = curly brackets (ký hiệu này có vẻ ko phổ biến lắm)
<> = angle brackets
\ = backslash (dấu gạch chéo ngược, sử dụng chủ yếu trong toán học và lập trình)
/ = slash, solidus (dấu sổ, trong miền Nam còn gọi là sẹc, sử dụng nhiều trogn đời sống hàng ngày, ký hiệu địa chỉ nhà, tính toán, lập trinh…)
¶ = paragraph mark, pilcrow sign (dấu này mình chỉ thấy sử dụng trong MS-WORD, còn ngoài ra chưa hề thấy ở đâu cả)
§ = section sign (sử dụng trong văn chương, sách báo. Chia thành các mục, chương, đoạn…)
¥ = Yen sign
¢ = cent sign
º = degree symbol, ordinal indicator
‘ = apostrophe, prime(dấu móc lưng, dấu phết… dùng trong toán học)
: = colon
, = comma
… = ellipses
. = full stop/period/dot
? = question mark
“”= quotation marks(AE), inverted comma(BE) (dấu ngoặc kép, dấu nháy)
; = semicolon
™ = trademark
= copyright sign
® = registered
– = dash (gạch đầu dòng)
Có thể bạn quan tâm:

Có bao nhiêu cách nói cảm ơn trong tiếng Anh?

Các em thân mến, nếu một ngày nọ khi em đang bù đầu với nhiều bài tập và công việc, bỗng xuất hiện 1 super hero đến hỗ trợ hay một Genie thần đèn đến giúp sức thì mình sẽ nói cảm ơn họ bằng như thế nào nhỉ? Chắc hẳn các em đã có 1 vài phương án rồi. Tuy nhiên, hôm nay cô sẽ chia sẻ thêm một số cách nói “thank you” mà cô quan sát người bản ngữ thường sử dụng. Chùng mình cùng xem và luyện tập để có thể áp dụng trong tiếng anh giao tiếp nhé!


* Đối với trường hợp lịch sự - Formal (dùng đối với cấp trên, người lớn, bối cảnh trang trọng, bài phát biểu)
1. Thank you very much./ Thank you so much.

2. Thank you for your help./ Thank you for all you’ve done.

3. Thank you for everything.

4. You have my thanks. / You have my gratitude.

5. I’m deeply grateful.

6. I’m in your dept.

7. I’m indebted to you.

8. I really appreciate that/it.

9. I can’t thank you enough.

10. You’ve made my day. (dùng cả khi thấy cảm ơn hoặc bất ngờ sung sướng về 1 tin vui)



* Đối với trường hợp thông thường – Informal (dùng với bạn bè, đồng nghiệp, anh chị em, trẻ nhỏ)
1. Thanks

2. Thanks a lot

3. Thanks a million.

4. Thanks a bunch.

5. I owe you one.

* Các cách đáp lời khi có người nói cảm ơn mình! – How to response to a thank.

1. You’re welcome.

2. My pleasure.

3. The pleasure was mine.

4. Nothing at all/ Not at all.

5. Don’t mention it.

6. No sweat (slang)

7. Any time.

8. No problem.

9. Don’t be worried.

Chỉ với những câu nói ngắn gọn và tưởng chừng rất đơn giản này thôi, chắc chắn người bản xứ sẽ thấy các em là một người dùng tiếng anh rất “cool” đó! Chia sẻ với các em một chút là 2 từ đầu tiên người Mỹ dạy con đó là “Please” và “Thank you” dùng khi em muốn ai đó giúp mình làm/ yêu cầu gì và cảm ơn khi có người giúp đỡ mình. Họ còn cho rằng đây là “Magic words” nữa đó. Rất lịch sự phải không nào! Vậy trong giao tiếp với người bản xứ, các bạn đừng quên sử dụng những từ này nhé! 
Có thể bạn quan tâm:

03 cách diễn đạt về tiền nong trong tiếng Anh

Cùng tìm hiểu về 3 cách diễn đạt tiền nong rất hay trong tiếng Anh. Nói theo những cách này chứng tỏ các bạn am hiểu cả văn hóa của đất nước họ nữa đấy.


1. Be out of pocket:
Khi ai đó sử dụng câu thành ngữ này tức là người đó muốn nói rằng anh ta sử dụng tiền của riêng anh ta (use his own money) vào một việc gì đó.
- Great party! Gord! Did you collect enough money to cover everything?
(Một bữa tiệc thật tuyệt vời, Gord! Cậu đã “lệ quyên” đủ tiền để trả cho mọi chi phí chưa?)
- Well, not quite, but it’s ok! I don’t mind paying a little extra.
(Ừ…thì cũng chưa đủ. Nhưng mà thôi không sao! Tớ trả thêm cũng được mà!)
- Nonsense. You shouldn’t be out of pocket. We’ll pay our fair share. How much do we own you?
(Vô lí! Sao để cậu bỏ tiền ra được! Cả bọn sẽ chia đều. Nào nói đi, bọn mình nợ cậu bao nhiêu?)
Bạn cũng hay dùng tiền của riêng mình vào nhiều việc đúng không? Vậy thì hãy sử dụng thành ngữ này mỗi lần như thế nhé!

2. Moonlighting:
Moonlight – ánh trăng là hình ảnh ẩn dụ chỉ những người đi làm thêm ngoài giờ vào buổi tối để kiếm thêm tiền (doing another job in the evening in addition to one’s regular job)
Ví dụ
- You know, since they won’t let us work overtime anymore, I’m seriously thinking of getting a part-time job in the evenings.

(Cậu biết không, kể từ khi công ty không cho phép chúng mình làm thêm giờ nữa, mình đang thực sự cần tìm một công việc bán thời gian vào buổi tối).
- You’re not the only one. A lot of people are moonlighting. It’s hard to earn enough money on our regular pay.
(Chả phải riêng cậu mà rất nhiều người bây giờ đang đi làm buổi tối. Không thì sao đủ sống với mức lương hàng tháng được).

3.  Bread and butter
Người Việt dùng cơm, dùng áo, dùng gạo để ám chỉ tiền trong nhà. Nhưng ở phương Tây, chiếc bánh mì kẹp bơ với sữa lại là hình ảnh gần như “kinh điển” để chỉ lương thực trong gia đình. Và nếu như chúng ta nhắc đến “cơm áo gạo tiền” để ám chỉ nguồn thu nhập chính trong một gia đình nào đó (main source of income), người Anh, Mỹ lại dùng “bánh mì và bơ”.
Ví dụ:
- Your paintings are great, Ken, but are you sure you want to give up your salary here and turn professional? It’s a risky business, you know. After all, this job is your bread and butter.
(Những bức tranh của anh rất đẹp Ken ạ! Nhưng anh có chắc mình muốn từ bỏ mức lương hiện tại để chuyển sang vẽ tranh chuyên nghiệp không đấy? Suy cho cùng thì công việc hiện tại vẫn là cơm áo gạo tiền của anh).
- Thanks Bert. But I’ve made up my mind. Painting is what I really want to do. I think I can make a living at it.
(Cảm ơn Bert nhưng tớ đã quyết rồi! Vẽ tranh mới là những gì tớ thực sự muốn làm và tớ nghĩ mình có thể kiếm đủ tiền từ nó).

Có thể bạn quan tâm:

Gerund & To-infinitive TRONG BÀI THI TOEIC


Một số đặc điểm đặc trưng và cách sử dụng Gerund và Infinitive trong một số trường hợp cụ thể lúc luyện thi toiec

1. Những động từ theo sau là to-inf hoặc -ing có nghĩa thay đổi
1. Forget + to inf (=forget to do st)
I’m sorry, I forgot to lock the car
Forget + -ing form (=forget a past event)
We’ll never forget visiting Paris

2. Remember + to inf (=remember to do st)
Remember to read the instructions
Remember +-ing form (=recall a pass event)
I don’t remember meeting Al before

3. Mean + to inf (=intend to)
He mean to move the Newcastle
Mean +-ing form (=involve)
Working harder means getting more money

4. Go on + to-inf (=finish doing sth and start doing sth else) After finishing her BA, she went on to get a master’s degree.
Go on + -ing form (=continue)
She went on watching TV

5. Regret + to-inf (=be sorry to)
regret to tell you that you have failed.
Regret + -ing form (=have second thoughts about sth already done)
I regret telling lies.

6. Would prefer + to-inf (specific preference)
I’d prefer to have an early night tonight
Prefer + -ing form (in general)
prefer reading  a book to watching TV
Prefer + to-inf + (rather) than + inf without to
prefer to read a book (rather) than watch TV.
7. Try + to-inf (=do one’s best; attempt)
She tried hard to cope with her new job.
Try + -ing form (=do sth as an experiment)
Try adding some more sauce to your pasta.

8. Want + to-inf (=wish)
want to find a better job.
Want + -ing form (=sth needs to be done)
Your dress wants cleaning

9. Stop + to-inf (=pause temporarily)
He stopped to buy some milk on his way home.
Stop + -ing form (=finish, cease)
Stop talking to each other, please!

10. Hate+ to-inf (=hate what one is about to do)
hate to interrupt, but I must talk to you.
Hate +-ing form (=feel sorry for what one is doing)
hate making you feel uncomfortable

11. Be sorry + to-inf (=regret)
I’m sorry to hear he has been injured.
Be sorry + -ing form (= apologize)
I’m sorry for misunderstanding/having misunderstoodwhat you said

2. Những động từ theo sau là V-ing hoặc to- inf nhưng nghĩa không thay đổi

●  Begin, continue, intend, start + to-infi hoặc –ing .
Tuy nhiên, chúng ta thường không có 2 động từ cùng đuôi -ing đi cùng nhau

Chúng ta sử dụng:
She began laughing/to laugh. They are beginning to shout.
Nhưng không sử dụng:
They are beginning shouting.

Có thể bạn tâm:

Quá khứ phân từ (V-ed) và Hiện tại phân từ (V-ing)

Một số phân tích cơ bản để giúp các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về chủ điểm ngữ pháp quan trọng này - Quá khứ phân từ (V-ed) và Hiện tại phân tư (V-ing) trong lúc luyện toeic

Xét ví dụ sau:
The film is so (1)…........It makes me (2) …...........
A. Interested
B. Interesting
Đáp án của 1 là : interesting và câu 2 là: interested.
Tại sao lại như vậy?
Nếu các bạn tinh ý một chút thì có thể nhận thấy rằng, kết cấu của câu đầu tiên là: S+be+ adj. Vậy ở đây chúng ta xác định adj phải là tính chất của Subject đó. Vì lẽ đó, “interesting” là đáp án chính xác.
Ở câu 2, ta thấy xuất hiện một tân ngữ “me”, kết cấu của câu là “ S+makes+Object+adj”. Vậy ta cần một adj diễn tả được cảm nhận của Object đó. Do đó, đáp án chính xác là “ Interested”.
Sau đây là tóm tắt cách sử dụng tính từ “V-ed” và “V-ing”
1. V-ing:
diễn tả bản chất, tính chất của một ai hoặc cái gì đó
He is such an interesting guy.
My job is boring
The film was disappointing. I expected it to be better.

- Nằm trong cấu trúc:
 I find English interesting/ fascinating... (bản chất của English)

2. V-ed
- Tính từ tận cùng bằng đuôi –ed cho bạn biết một người nào đó cảm thấy như thế nào về một cái gì đó.

Are you interested in buying a car?
Did you meet anyone interesting at the party?

Everyone was surprised that he passed the examination.
It was quite surprising that he passed the examination.

3. Một số cặp tính từ tận cùng -ing và -ed:

Fascinating – fascinated
Exciting – excited
Amusing – amused
Amazing – amazed
Embarrassing – embarrassed
Terrifying – terrified
Worrying – worried
Exhausting – exhausted
Astonishing – astonished
Shocking – shocked
Disgusting – disgusted
Confusing – confused
Frightening – frightened

Có thể bạn quan tâm:

Phân biệt Advise, Suggest và Recommend


Advise, recommend và suggest là những động từ tương tự nhau khiến chúng ta dễ nhầm lẫn trong khi Học Tiếng Anh. Hãy xem cách sử dụng của những động từ này.

I was looking for a new camera. A friend of mine recommended I shop at B&H Camera Shop in NYC. I went there yesterday. The salesman was very knowledgeable and he suggested a Sony camera. It seemed like a good one, but I didn’t buy it right away. I remembered my father once advised me to take my time buying something so expensive. He always advised checking several models and stores before buying.

Dialog
  • Jen: I would really like to buy a bike for riding in Central Park on the weekends.
  • Jack: Good idea. I suggest that you try my friend’s bike shop downtown.
  • Jen: Will he give me good advice?
  • Jack: Definitely. He’ll probably advise you to try a few different bikes before you choose one. If you tell him I sent you, I think he’ll give you a discount.
  • Jen: Great! Thanks for recommending him to me.
Advise có 2 cấu trúc (hãy nhớ: advise là động từ và advice là danh từ. 2 từ này phát âm khác nhau).
 
1.    advise + [someone] + [to do something]
  • My father advised me to take my time.
  • advised Kim to take the TOEFL exam.
2.    advise + [doing something]
  • He advised checking several models and stores before buying.
  • Mom always advised washing your hands before eating.
Recommend and suggest have three possible structures:
1.    recommend / suggest (that) + [someone] + [do something]
  • A friend of mine recommended (that) I shop at B&H Camera in NYC.
  • suggested (that) Brad and Angie go to Hawaii for vacation.
2.    recommend / suggest + [-ing word]
  • He suggested checking several models and stores before buying.
  • Mom always recommended washing your hands before eating.
3.    recommend / suggest + [something]  + [to someone]
  • He suggested B&H Camera to me.
  • recommend this website to all of my students
Có thể bạn quan tâm:

Thành ngữ liên quan đến tiền bạc

1. Bet your bottom dollar

Nếu bạn “bet your bottom dollar” vào một thứ, nghĩa là bạn rất chắc chắn về điều đó.
“Jack is very punctual. You can bet your bottom dollar he’ll be here at 9 o’clock on the dot.”

2. Tighten your belt
Nếu bạn nên xác định trước “tighten your bell”, nghĩa là bạn phải phải tiêu tiền một cách sự thật cẩn thận
“Another bill? I’ll have to tighten my belt this month!”
3. Born with a silver spoon in one’s mouth
Một người “born with a silver spoon in his mouth” nghĩa là họ được là môi trường sinh ra trong một trong ngôi nhà rất giàu có.
“She never has to worry about money; she was born with a silver spoon in her mouth.”
4. Cash in your chips
Nếu bạn “cash in your chips”, nghĩa là bạn bán thừ gì đó, đặc biệt nhất là cổ phiếu, hoặc vì bạn nên tìm hiểu và tiền hoặc vì bạn tưởng chúng đang bị rớt giá.
“Andy cashed in his chips as soon as business started to slow down.”
5. Hard up
Nếu bạn “hard up”, chắc chắn là bạn đang có rất thấp tiền.
“We were so hard up we had to sleep in the car.”
6. Live beyond one’s means
Nếu vị khách “lives beyond their means” nghĩa là họ tiêu nhiều tiền hơn là họ kiếm được hoặc ngược lại lưu động được.
“The cost of living was so much higher in New York that he was soon living beyond his means.”
7. Lose your shirt
Nếu bạn “lose your shirt” tức là bạn đã mất hết tiền hoặc của cải hấp dẫn là do đánh bạc
“He lost his shirt when the bank went bankrupt.”
8. Make a killing
Nếu bạn khẳng định rằng bất kỳ vị khách nào “made a killing” thì có nghĩa là họ đã có khẳng định được lớn về tài chính
“He made a killing on the stock market.”
9. Make ends meet
“To make ends meet” nghĩa là đầy đủ tiền để sinh sống.
“It’s hard to make ends meet on such a low salary.”
10. Money doesn’t grow on trees
Để nói rằng “money doesn’t grow on trees” nghĩa là chẳng có gì rất dễ mà kiếm được
“Be careful how you spend your money David. It doesn’t grow on trees you know!”
Có thể bạn quan tâm:

Học giao tiếp tiếng Anh – những lỗi thường gặp và cách khắc phục


Người học giao tiếp tiếng Anh hay mắc phải một số lỗi cơ bản như sau:

  • Cố gắng sử dụng những từ vựng khó
Khi bắt đầu học tiếng Anh, vốn từ vựng của bạn còn hạn chế, nhưng nhiều người lại cố dùng những từ ngữ khó để diễn đạt tình huống bằng tiếng Anh. Điều đó khiến bạn bị vấp khi nói do cố phải nhớ những từ vựng khó.

Đừng làm như vậy, hãy luyện tập thành thạo những từ đơn giản và cố gắng áp dụng những từ đó để diễn đạt ý của mình. Mọi thứ đều từ đơn giản đến phức tạp, việc sử dụng từ ngữ cũng vậy. Bạn cần tích luỹ từ vựng một cách đều đặn và lâu dài. Ban đầu, hãy cố sử dụng vốn từ đơn giản ít ỏi của mình và bổ sung theo thời gian. Cách này sẽ giúp bạn không phải học quá nhiều từ vựng khó một lúc. Khi đã biết sử dụng những từ đơn giản, bạn sẽ dùng từ một cách dễ dàng hơn.
 
  • Không học cách phát âm chuẩn tiếng Anh


Có một đặc điểm mà rất nhiều người học tiếng Anh trong chúng ta gặp phải, đó là không chú trọng cách phát âm. Trên thực tế, học cách phát âm chuẩn tiếng Anh là một phần quan trọng khi học giao tiếp tiếng Anh. Người nghe sẽ chẳng thể hiểu gì nếu bạn phát âm không chuẩn.


Hãy luyện âm chuẩn bằng cách học các giáo trình phát âm, nghe, xem các bộ phim… và lặp lại thật chuẩn xác những gì bạn đã nghe được. Trong quá trình đó, cần chú ý tới trọng âm, ngữ điệu lên xuống câu của người bản địa. Để học phát âm chuẩn, không còn cách nào khác ngoài việc bạn phải luyện tập nói thật nhiều, cố gắng nói chuẩn ngay từ đầu và lặp lại nó. Khi bắt đầu, chúng ta nên nói chậm rãi nhưng phát âm thật chuẩn. Khi đã tạo thành thói quen, việc phát âm chuẩn sẽ không còn là trở ngại đối với bạn.
 
  • Sử dụng ngữ pháp khó


Một điều phổ biến ở những người học giao tiếp tiếng Anh là lạm dụng những cấu trúc câu phức tạp khi nó không cần thiết. Giải thích điều này có thể vì người nói sợ nếu không đúng ngữ pháp người nghe sẽ không hiểu được. Tuy nhiên, điều đó lại càng làm bạn dễ mắc  lỗi hơn.


Ngữ pháp trong giao tiếp tiếng Anh không cần quá phức tạp. Bạn có thể thấy khi giao tiếp tiếng Anh, người bản địa dùng những cấu trúc rất đơn giản. Như vậy, bạn có thể nghe và dễ dàng hiểu được chúng.

Để khắc phục điều này, bạn nên xem các chương trình ti vi, các bộ phim. Khi xem nhớ chú ý cách người bản địa dùng ngữ pháp khi giao tiếp và bắt chước theo họ. Hãy lặp lại nó trong cuộc sống hàng ngày để dần dần quen với chúng. Không quá khó đúng không nào?
 
  • Nói chuyện ngắt quãng khi giao tiếp bằng tiếng Anh


Khi giao tiếp tiếng Anh, chúng ta hay ngắt quãng cuộc giao tiếp do chưa có sự chuẩn bị trước khi nói. Đó cũng là một vấn đề thường thấy ở những người học giao tiếp tiếng Anh. Bạn nên nói chậm và có một sự chuẩn bị trước khi nói. Để thể hiện sự liền mạch, câu trả lời của bạn cần hội đủ 3 yếu tố sau:

-          Các ý được sắp xếp theo một trình tự logic
-          Các ý chính được giải thích rõ ràng, có thể kèm thêm ví dụ để minh họa, làm rõ.
-          Nếu chuyển sang ý mới, bạn cũng cần phải cho người nghe một dấu rõ ràng.

Một số từ nối thường dùng là: However, Although, Even though, Despite, In addition, Plus, As a result, Since (=because), For example, In other words, First, next, then, after that, lastly, On the other hand, Exceot for, Other than,…
 
Tham khảo thêm:

Lý do khiến tôi nhận ra ý nghĩa vô cùng quan trọng của tiếng Anh

Tại sao chúng ta nên học tiếng anh giao tiếp? câu hỏi có hàng triệu câu trả lời khi các bạn tìm kiếm trên google hay facebook. Tuy nhiên, đây là chia sẻ của mình vì những lý do nên học tiếng anh xuất phát từ chính bản thân hiện tại mình đang thấy. Nếu bạn nào đang trong cùng hoàn cảnh với mình chúng ta có thể cùng nhau chia sẻ cách học tiếng anh.

Xem thêm bài viết: 


Đầu tiên giới thiệu qua về bản thân mình đã trường là đi làm, từng là sinh viên đại học Thương Mại k47 nhé. Mình đi làm khá nhiều công ty và công việc nào mình cũng thấy hấp dẫn hết. Ngày xưa đi học mình không thích tiếng anh đâu, đến nỗi ghét ý nhất là khi làm bài kiểm tra. Bây giờ thì mình tự dưng thấy thích tiếng anh quá cơ, vì tiếng anh thần thánh lắm các bạn ạ, giúp có việc tốt lương cao.

Mình nhận thấy một điều chắc chắn là ở bất kỳ công ty nào đều cần dùng đến tiếng anh nhé, dù bạn làm công ty về mảng nông nghiệp, hay chăn nuôi, dệt may... Tiếng anh được sử dụng trong việc giao tiếp, tìm kiếm tài liệu chuyên ngành là quan trọng nhất.

Mình nhìn thấy ở bản thân mình và cả lũ bạn đại học đã đi làm ở nhiều công ty lĩnh vực khác nhau thì tiếng Anh cần thiết ở tất cả các công ty các vị trí làm việc, đặc biệt với công việc liên quan đến công nghệ như mình, nhiều khi nhìn thấy tiếng Anh là nản rồi, bắt đầu não căng ra vì như kiểu mình đang sống và làm việc cho thế giới khác.

Lý do khiến tôi nhận ra ý nghĩa vô cùng quan trọng của tiếng Anh

Bên cạnh đó nhiều công việc muốn hoàn thành yêu cầu phải có kiến thức về nó, nhưng tìm trong sách không có, hỏi đồng nghiệp không được, bắt buộc tìm kiếm ở nhiều nguồn khác đặc biệt trên mạng. Lợi thế của bạn có tiếng Anh là khi tiềm kiếm bằng tiếng Việt trên không có kết quả nào hay nhưng tìm kiếm bằng tiếng Anh thì có rất nhiều thông tin tốt, còn đối với mình bó tay với tiếng Anh những lúc đó có thể nói là hối hận vô cùng sao trước mình không chăm chỉ học tiếng Anh, mải chơi. Kể một chút về trước kia khi học đại học mình cũng tham gia 2 khoá học tiếng Anh giao tiếp và phát âm, cả 2 khoá học đều chỉ học được một nửa và bỏ học. Lúc đó mình chưa thấy rõ được vai trò quan trọng của tiếng anh thần thánh như bây giờ. Học tiếng Anh không có mục đích, kế hoạch gì hết? Vừa mất tiền bỏ đi học mấy hôm là chán bỏ ngay.

Giờ có thể thời gian hơi bận rộn với công việc chút nhưng mình cũng sẽ cố gắng chăm chỉ để học tiếng anh tốt nhất. Nếu bạn nào đã và đang cũng như sắp đi vào con đường không có tiếng anh của mình sẽ chọn ra cho mình phương pháp để học tiếng anh quyết tâm hơn. Vì tương lai không thất nghiệp.

Sau ra trường, mình đi làm và mình nhận ra rằng có tiếng Anh giúp bản thân phát triển sự nghiệp tương lai. Có khả năng sử dụng thành thạo 2 ngôn ngữ bao gồm tiếng Anh là một điều kiện tiên quyết mà ngày càng nhiều nhà tuyển dụng yêu cầu. Tiếng Anh là ngôn ngữ của khoa học, hàng không, công nghệ thông tin, ngoại giao, văn hóa, du lịch... Biết tiếng Anh sẽ tăng cường cơ hội có một công việc tốt tại các tập đoàn lớn với mức lương vượt trội so với các đồng nghiệp không biết hoặc tiếng Anh yếu kém.

Nếu muốn có công việc theo đúng chỉ tiêu việc tốt lương cao thì tiếng anh sẽ là chìa khoá dẫn bạn đến với công việc đó. Vì vậy các bạn yên tâm một điều thất nghiệp chỉ đến với ai không biết cố gắng và chăm chỉ khi hết mình. Chúc các bạn thành công nhé

30 CÁCH DIỄN TẢ HÀNH ĐỘNG “ĐI” TRONG TIẾNG ANH

1. barge: va phải2. stroll: đi dạo3. stride: sải bước4. dart: lao tới5. pace: bách bộ6. stump: đi khắp7. escort: đi theo8. dash: xông tới9. trek: đi bộ vất vả10. step: bước11. march: diễu hành12. skip: nhảy13. lumber: bước thật chậm14. creep: đi rón rén15. paddle: chập chững16. tiptoe: đi nhón chân17. patrol: tuần tra18. stumble: vấp, trượt chân19. trot: chạy lóc cóc20. strut: đi khệnh khạng21. sprint: chạy nước rút22. shuffle: lê (chân)23. lurch: lảo đạo24. crawl: bò, trườn25. parade: diễu hành26. toddle: chập chững27. roam: lang thang28. rush: vội vàng29. wander: lang thang30. stagger: loạng choạngCó thể bạn quan tâm:đăng ký thi toeic ở đâulệ phí thi toeichoc toeic online

Cách đánh bại bài nghe TOEIC dễ dàng

Khi luyện tập các bài  nghe TOEIC trong lúc  luyện thi TOEIC, sẽ rất có ích nếu bạn nắm được một số cụm hay gặp trong giao tiếp và hội thoại, mình sẽ tiết kiệm thời gian không phải bận tâm quá ý nghĩa của những cụm này và còn có thể suy luận được phần tiếp theo của câu sẽ về vấn đề gì nữa đấy: 

1. Hỏi ý kiến của ai đó:

What do you think about it? Hoặc What do you think? Hoặc What is your opinion? Bạn nghĩ thế nào (về vấn đề này)
What is your point of view? Quan điểm của bạn là gì?

What is your attitude to this problem? Bạn có thái độ thế nào trước vấn đề này?
Would you like to say something about it? Bạn có muốn phát biểu điều gì liên quan đến vấn đề này không?

2. Đưa ra ý kiến của mình:

I think that: Tôi nghĩ là
In my opinion hoặc In my view: Theo quan điểm các nhân tôi

The way I see it: Theo nhìn nhận của tôi
As far as I know hoặc là As far as I'm concerned, theo như những gì tôi biết được

As for me: về phần cá nhân tôi

3. Bổ sung thêm thông tin:

In addition to that: Thêm vào đó
I'd like to add that: tôi muốn bổ sung rằng

What's more: thêm nữa là
Besides: Ngoài ra

Also: Cũng thế

4. Đưa ra một lời gợi ý

I suggest: Tôi gợi ý
Why don't we: Tại sao chúng ta không

How about: (về vấn đề gì đó) thì sao?
We could: chúng ta có thể

Wouldn't it be a good idea to: Liệu (vấn đề gì đó) có phải là một ý kiến hay không?
Let's: chúng ta hãy

5. Yêu cầu làm rõ thêm thông tin:

I'm afraid I don't understand. Tôi sợ là tôi không hiểu
Could you explain it, please? Bạn có thể giải thích giùm tôi được không?

Would you mind explaining it in detail? Phiền bạn nói chi tiết thêm về vấn đề này được không?
Why? Why not? Tại sao? Tại sao không được?

I'd like to know: tôi muốn biết thêm
What do you mean by saying: Ý của bạn khi nói (việc gì) là thế nào?

Do you mean that: Có phải ý bạn là
What are you trying to say?: Bạn đang cố gắng diễn đạt điều gì cơ?

6. Giải thích và làm rõ

I mean that: Ý tôi là
What I am trying to say is that hoặc What I wanted to say was that: Điều mà tôi đang cố gắng nói tới là

In other words: Mặt khác
You misunderstood. Let me explain: Bạn hiểu nhầm mất rồi, để tôi giải thích. 
 Có thể bạn quan tâm: