Đừng bao giờ so sánh trình độ Tiếng Anh Toeic của mình với một người đã học Tiếng Anh quá lâu và nhiều, như thế bạn sẽ thấy nhanh chán nản và dễ từ bỏ.
Nhiều người tưởng rằng việc bắt đầu học ngoại ngữ chỉ đơn giản là tìm tài liệu học Toeic hoặc đăng ký khóa học thêm tại một trung tâm ngoại ngữ nào đó. Thực tế cho thấy, có nhiều bạn đã bắt đầu học tiếng Toeic bằng quyết định chóng vánh và cũng từ bỏ nó rất nhanh sau đó.
Cũng như bất kỳ các môn học xã hội khác, ngoại ngữ thường đòi hỏi người học phải dành một khoảng thời gian nhất định để theo học và có cách nhìn rõ ràng về phương pháp luyện tập tại trung tâm ngoại ngữ, cũng như tại nhà.
Thành công trong việc giao tiếp tiếng Anh phụ thuộc 90% vào nỗ lực bản thân của bạn, 10% còn lại nằm ở phương pháp và sự hướng dẫn của những người đi trước.
Trong 90% đó, có khoảng 60- 70% nằm ở cách nhìn nhận viêc học ngoại ngữ trước khi bắt tay vào luyện tập nó và khoảng 20-30% còn lại nằm ở mức độ luyện tập thường xuyên của bạn. Đó là lý do chính tôi viết bài này để các bạn có cách nhìn rõ ràng hơn trước khi bắt đầu học một ngoại ngữ.
Trước hết, tiếng Anh không phải là tương lai của bạn nhưng nó lại là công cụ rất hữu ích cho tương lai mà bạn hướng đến.
Một trung tâm Anh văn có câu slogan “Your English- Your Future” nhằm nhắc nhở người học về tầm quan trọng của tiếng Anh. Bạn cũng có thể dễ dàng nhận thấy những câu slogan tương tự ở hầu hết các trung tâm lớn khác.
Tuy nhiên, mục đích lớn nhất của những lời nhắc nhở trên, đó là chiến lược marketing muốn các bạn dành nhiều thời gian hơn cho tiếng Anh. Vì thế, việc học tiếng Anh sẽ trở thành hoạt động chính trong ngày của bạn. Thậm chí có nhiều học viên sẵn sàng từ bỏ các môn học và công việc khác để chỉ đầu tư cho việc học tiếng Anh.
Bản thân tôi nhận thấy tiếng Anh và việc học tiếng Anh chỉ nên là một hoạt động nhỏ trong ngày bởi vì nó sẽ là công cụ mà chúng ta sẽ có thể dùng đến trong tương lai, chứ tiếng Anh không bao giờ là tương lai của bạn được. Vì thế bạn đừng dẹp bỏ những hoạt động thường ngày mà lao vào học tiếng Anh.
Để học giỏi Toeic, bạn cần thời gian để “thấm” từ từ và đến lúc bạn đã đủ từ vựng, đủ cấu trúc, bạn sẽ giỏi lên một cách tự nhiên. Bạn vẫn có thể nói được tiếng Anh với vốn từ vựng ít ỏi của mình, tuy nhiên đừng bao giờ so sánh với một người đã học tiếng Anh quá lâu và quá nhiều, như thế bạn sẽ thấy nhanh chán nản và dễ từ bỏ.
Thứ hai, hãy chịu khó đợi cảm hứng học tiếng Anh đến với bạn. Có nhiều học viên vội vàng đăng ký một khoá học tiếng Anh bất kỳ mà chưa thực sự thấy hào hứng để bắt đầu học ngoại ngữ này.
Có thể, bạn nghĩ các trung tâm Anh ngữ sẽ truyền cảm hứng cho bạn trong suốt quá trình học, thậm chí có nhiều người đang học hoặc đã giỏi tiếng Anh sẽ là nguồn cảm hứng thúc đẩy bạn. Tuy nhiên, cảm hứng đến từ bạn mới đủ sức mạnh để tạo động lực học tập trong suốt quá trình luyện tập dài hơi đó.
Hãy cứ vui chơi và lo học những môn khác, bên cạnh đó, bạn nên cố gắng tham gia những hoạt động ngoại khoá để giao lưu và kết bạn với những người đến từ nhiều nơi trong một thành phố, khác thành phố hoặc thậm chí có thể thử gặp một vài người bạn đến từ một nơi xa lạ khác.
Bạn không cần phải hoàn hảo trong những lần gặp mặt đầu tiên ấy. Thực ra, thất bại trong giao tiếp thường ngày mới làm cho bạn hoàn thiện hơn về khả năng giao tiếp tiếng Anh sau này của bạn. Hoặc một chuyến đi du lịch xa và dài ngày tại bất kỳ quốc gia nào đó cũng là gợi ý hay cho bạn.
Bạn có thể chọn những điểm đến ít tốn kém nhất để thử những trải nghiệm mới. Miễn là nơi đó, bạn sẽ phải dùng “đôi mắt” để hiểu về cuộc sống, chứ không phải dùng ngôn ngữ nói để tìm hiểu về những điều đó.
Hãy bắt đầu học tiếng Anh cho tới khi bạn thấy những điều thực tế đã xảy ra với mình, đó là chất xúc tác cần thiết và đúng lúc để bắt đầu khởi động cho môn học này.
Thứ ba, hãy lên một kế hoạch cụ thể và kiên trì với nó. Bạn sẽ khó lòng đạt được kết quả như ý muốn nếu thiếu kế hoạch trước khi bắt đầu học ngoại ngữ. Tôi xin nhấn mạnh rằng, bạn hoàn toàn có thể tạo ra kế hoạch luyện tập hoàn hảo trong khi chưa biết gì nhiều về tiếng Anh.
Bạn có thể áp dụng bất kỳ công thức thành công nào trong quá khứ mà bạn đã từng trải qua.
Nếu bạn từng là một người giỏi toán và có thể ngồi lì giải một đề toán trong vòng 3 giờ đồng hồ liên tục, thì hãy dùng trải nghiệm đó và áp dụng tương tự cho tiếng Anh. Hãy tìm kiếm những tài liệu học tiếng Anh có hướng dẫn cụ thể và tập luyện với cường độ như bạn từng học toán.
Nếu bạn là một người thích chơi bóng đá, có thể đá bóng 2 đến 3 ngày/một tuần và bây giờ bạn là chân sút điêu luyện, vậy thì bạn hãy luyện tập tiếng Anh với tần suất 2 đến 3 ngày/một tuần và 2 giờ mỗi ngày, đồng thời duy trì nó giống như cách bạn tập đá bóng trước đây.
Tóm lại, hãy tận dụng những trải nghiệm thành công của chính mình trước khi tham khảo kinh nghiệm từ người khác. Lấy thước đo chuẩn của bộ môn bạn đã từng thành công trước đây để làm thước đo chuẩn cho việc học tiếng Anh sau này.
Nghĩa là, từ lúc bạn bắt tay vào học để biết làm toán, tới khi biết giải đề thi đại học, đề thi tốt nghiệp mất bao lâu thì hãy lấy khoảng thời gian chuẩn đó để áp dụng cho tiếng Anh.
Tuy nhiên, bạn nên luôn luôn tự đặt câu hỏi rằng: “Liệu có cách nào nào để luyện tập thông minh hơn không?. Nếu có, hãy áp dụng ngay, nếu không hãy kiên trì với phương pháp cũ.
Thứ tư, bạn hãy lựa chọn cho mình những tài liệu (sách, báo, nhạc, flash card…) phù hợp Internet hoặc những người đi trước luôn là các kênh hữu dụng để bạn tham khảo những tài liệu nào bạn cần đầu tiên.
Tôi có một gợi ý nhỏ, bạn đừng bắt đầu bằng những tài liệu có khối lượng kiến thức quá nhiều, bạn sẽ dần thấy chán bởi vì không biết đến lúc nào mới học xong nó.
Lựa chọn những tài liệu khởi đầu đơn giản và có thể hoàn thành trong vòng 7 đến 10 ngày luyện tập, để bạn có thể tự chốt lại mình đã bắt đầu như thế nào, xem xét mức độ tiến bộ (khác biệt) sau khoảng thời gian ngắn đó.
Khối lượng kiến thức trong sách sẽ tăng dần theo khả năng Anh ngữ của bạn. Đừng vội vàng mua quá nhiều sách chỉ để “làm đẹp” kệ sách của bạn.
Cuối cùng, bạn phải chọn ra thời điểm cụ thể để kết thúc.
Bạn phải lựa chọn thời điểm để kết thúc việc học trước khi bắt đầu làm nó. Vì đó chính là deadline để bạn buộc phải hoàn thành nó. Thời điểm kết thúc có thể là lúc tốt nghiệp THPT, tốt nghiệp đại học, cao học hay có thể là trong vòng 3 hoặc 6 tháng tới… Dĩ nhiên, đó phải là thời điểm cần thiết và được làm nổi bật trong kế hoạch của bạn.
Tại sao không phải là: “Học, học nữa, học mãi”, lời dạy này nghe có vẻ hay nhưng tác dụng phụ của nó cũng rất lớn. Bạn sẽ dễ dàng dễ dãi với chính bản thân mình nếu không đặt cho mình một thời hạn để hoàn thành.
Có thể bạn quan tâm:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét