Bước 1: Giới thiệu thông tin chung.
Khi tự giới thiệu bằng tiếng Anh, bạn nên giới thiệu tên kèm theo một
biệt danh ngộ nghĩnh nào đó của bạn thân. Như thế, người nghe sẽ cảm
thấy hứng thú lắng nghe phần giới thiệu của bạn hơn nhiều đấy.
Ví dụ:
My name is Nga. You can call me Miss Nga. My name likes the moon.
Tên cô là Nga, các em có thể gọi cô là cô Nga. Tên của cô giống như mặt trăng đấy!
Sử dụng một trong 2 cấu trúc quen thuộc: My hometown is…/I come from…
Ví dụ:
My hometown is Ninh Binh./I come from Ninh Binh.
Quê mình ở Ninh Bình./Mình đến từ Ninh Bình.
I am an English teacher./I am a second year student.
Cô là giáo viên tiếng Anh./Mình là sinh viên năm 2.
Bước 2: Giới thiệu về sở thích cá nhân.
Hãy tỏ ra thật hào hứng và cởi mở, chia sẻ với mọi người về những sở
thích trong cuộc sống thường nhật của mình. Cố gắng tìm ra điểm chung và
bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy cuộc nói chuỵen trở nên thoải mái và tự
nhiên hơn rất nhiều.
Ví dụ:
I like shopping with my husband when I have free time. I really like
reading books, reading novels and watching TV, specially Korean dramas.
Cô rất thích đi mua sắm với chồng khi rảnh rỗi. Đọc sách, tiểu thuyết xem TV, đặc biệt là các bộ phim Hàn quốc.
They make me feel relaxed after a working hard day.
Chúng khiến cô cảm thấy thư giãn sau một ngày làm việc vất vả.
Bước 3: Điểm mạnh/ Kinh nghiệm.
Đây là một phần rất quan trọng, nhất là khi các bạn đi phỏng vấn xin
việc. Thông thường khi nói về điểm mạnh (Strengths), các bạn hay sử dụng
mẫu câu; “My strength is…/My strengths are…”. Cách nói này tuy không có
gì sai về mặt ngữ pháp nhưng không nên sử dụng vì giống như là các bạn
đang…”tự sướng”.
Hãy sử dụng mẫu câu sau để giới thiệu về điểm mạnh của bản thân nhé!
There are a lot people told me that: “Oh Miss Nga! You are a good teacher. You have good experience in teaching English.”
Rất nhiều người nói với cô rằng cô là một giáo viên giỏi và có nhiều kinh nghiệm.
Bước 4: Mục tiêu cá nhân.
Phần này cũng khá quan trọng vì nó sẽ giúp bạn show với nhà tuyển dụng
bạn là người như thế nào? Bạn có tham vọng không? Bạn muốn một công việc
ổn định hay đầy thử thách?...Những nhân tố này sẽ giúp nhà tuyển dụng
xem xét xem bạn có phù hợp với công ty và vị trí công việc bạn đang ứng
tuyển không.
Ví dụ:
Now, I think I want to do the best my role and my responsibility and in the future, I want to come an expert in English.
Bước 5: Quan niệm sống.
Khi tự giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh, bước 5 có thể được lược bỏ,
nhưng mình nghĩ đây sẽ là cơ hội giúp các bạn làm cho bài giới thiệu của
mình trở nên thú vị và thu hút hơn. Đặc biệt nếu làm tốt, bạn sẽ gây
được ấn tượng nhất định đối với người đối diện nói chung và các nhà
tuyển dụng nói riêng.
Ví dụ:
I really like the sentence: “You learn more from failure than success”.
Mình thì thực sự thích câu nói: Bạn học được nhiều thứ từ thất bại hơn là thành công.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét