Khi mới vừa học tiếng Anh, bạn đã được dạy rằng để miêu tả một sự vật hoặc hiện tượng thì có cấu trúc Adj + Noun, tức đặt tính từ ngay trước danh từ nó miêu tả v.v... Rất đơn giản! Vậy nếu bạn cần sử dụng nhiều hơn 1 tính từ để miêu tả một sự vật, hiện tương thì sao? Khi sử dụng nhiều tính từ để miêu tả một vật, đôi khi bạn phải phân cách các tính từ bằng dấu phẩy, và “khuyến mãi” thêm từ and ở trước tính từ cuối cùng.
- Ví dụ 1: a rigorous, thorough and thoughtful process (một quy trình nghiêm ngặt, toàn diện và kỹ càng).
Thế nhưng trong nhiều trường hợp khác, bạn không thể dùng dấu phẩy, mà phải đặt các tính từ ngay cạnh nhau.
- Ví dụ 2: a beautiful old Indian lamp (một chiếc đèn Ấn Độ cổ tuyệt đẹp)
Rõ ràng bạn không thể nói a beautiful, old and Indian lamp Dù bạn có thể chưa hiểu được nguyên lý sắp xếp tính từ, bạn vẫn có thể cảm thấy cụm từ trên có cái gì đó… Vì sao vậy?
Có thể bạn không để ý điều này, nhưng trong tiếng Anh có RẤT NHIẾU loại tính từ. Trong ví dụ 2 ở trên, là loại tính từ thể hiện ý kiến chủ quan của người phát ngôn,old thể hiện niên kỷ của đồ vật, còn Indian thì thể hiện xuất xứ. Còn ở ví dụ 1, cả ba từ rigorous, thorough và thoughtful đều thể hiện ý kiến chủ quan của người phát ngôn.
Từ đó, có thể rút ra quy tắc đầu tiên:Khi có nhiều tính từ CÙNG LOẠI đặt trước một danh từ, ta phân cách các tính từ bằng dấu phẩy. Khi các tính từ KHÁC LOẠI thì không cần sử dụng dấu phẩy. Vấn đề còn lại là, làm sao để xác định tính từ nào đặt trước, tính từ nào đặt sau? Một số bạn cho rằng, khi ta muốn nhấn mạnh tính từ nào hơn thì đặt nó gần với danh từ hơn. Điều này không phải lúc nào cũng đúng! Việc sắp xếp các tính từ có quy tắc của nó, và quy tắc này đã được khái quát trong bài thơ sau:
In my nice big flat
There’s an old round box
For my green Swiss hat
And my woolly walking socks.
There’s an old round box
For my green Swiss hat
And my woolly walking socks.
Bạn để ý kỹ xem, trong bài thơ này có 8 tính từ: nice, big, old, round, green, Swiss, wooly, walking. Tương ứng với chúng, ta có 8 loại tính từ
1. Opinion and general description (Ý kiến hoặc miêu tả chung) Ví dụ: nice, awesome, lovely
2. Dimension / Size / Weight (Kích cỡ, cân nặng)Ví dụ: big, small, heavy
3. Age (Tuổi, niên kỷ)Ví dụ: old, new, young, ancient .
4. Shape (Hình dạng) Ví dụ: round, square, oval .
5. Color (Màu sắc)Ví dụ: green, red, blue, black
6. Country of origin (Xuất xứ) Ví dụ: Swiss, Italian, English.
7. Material (Chất liệu) Ví dụ: woolly, cotton, plastic .
8. Purpose and power (Công dụng) Ví dụ: walking (socks), tennis (racquet), electric (iron)
1. Opinion and general description (Ý kiến hoặc miêu tả chung) Ví dụ: nice, awesome, lovely
2. Dimension / Size / Weight (Kích cỡ, cân nặng)Ví dụ: big, small, heavy
3. Age (Tuổi, niên kỷ)Ví dụ: old, new, young, ancient .
4. Shape (Hình dạng) Ví dụ: round, square, oval .
5. Color (Màu sắc)Ví dụ: green, red, blue, black
6. Country of origin (Xuất xứ) Ví dụ: Swiss, Italian, English.
7. Material (Chất liệu) Ví dụ: woolly, cotton, plastic .
8. Purpose and power (Công dụng) Ví dụ: walking (socks), tennis (racquet), electric (iron)
Bài thơ khá ngắn nên nếu bạn học thuộc được sẽ rất hữu ích. Nếu cảm thấy khó nhớ, bạn có thể thử đặt giai điệu cho bài thơ (Một người bạn của tôi phát hiện rằng bài thơ này có giai điệu khá giống bài hát “Big Big World”). Dĩ nhiên có nhiều trang web phân loại thêm nhiều loại tính từ nữa, nhưng theo những gì tôi đọc thì bài thơ trên là khá đầy đủ, và cũng là cách dễ nhất để nhớ trật tự tính từ trong câu. Khi ghi nhớ được quy tắc rồi thì điều quan trọng là phải luyện tập thuần thục (cả nói và viết)
Có thể bạn quan tâm:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét